| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn ruồi đục quả

Thứ Ba 12/07/2011 , 10:11 (GMT+7)

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (Sofri), từ kết quả nghiên cứu nhiều năm, Sofri đã hoàn thiện qui trình phòng trừ ruồi đục quả gây hại trầm trọng vườn cây ăn trái các tỉnh phía Nam bằng cách phun chế phẩm Sofri Protein do các nhà khoa học của Viện chế tạo thành công, được công nhận lưu hành thương phẩm kết hợp với quản lý dịch hại, quản lý mùa vụ, vệ sinh vườn cây ngăn chặn các nguồn phát sinh và phát tán ruồi đục quả.

Trong đó, các khâu quan trọng cần được nhà vườn quan tâm là vệ sinh vườn, thu dọn quả rụng hoặc bị ruồi đục quả tấn công, tiêu hủy, xử lý cho cây ra hoa đồng loạt trên diện tích lớn để dễ quản lý dịch hại cũng như đánh giá được hiệu quả phun bả mồi Sofri Protein kết hợp với thuốc hóa học Fipronil.

 Để tăng hiệu quả phòng chống ruồi đục quả, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cũng khuyến cáo cần có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp trong việc giúp nhà vườn thăm vườn, nhận diện đối tượng gây hại cũng như mức độ thiệt hại đồng thời tập hợp từng nhóm nông dân trên diện tích 5 – 10 ha liên kế để cùng phun xịt, phòng trị. Thời điểm phun xịt chế phẩm protein tốt nhất vào lúc không có mưa, thời gian từ 8 đến 10 giờ sáng.

Tùy từng loại trái cây, có thể phun xịt từ 2 đến 8 lần trong suốt quá trình khi đậu quả đến lúc thu hoạch trong đó nhiều nhất là đậu đũa và mướp đắng phun 8 đến 10 lần, ít nhất là thanh long chỉ cần phun 2 lần mà thôi. Ngoài ra, nhà vườn cũng cần loại bỏ các cây hoang dại triệt tiêu chỗ ẩn nấp của ruồi đục quả kể cả tiêu diệt rệp sáp vốn là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho ruồi trong giai đoạn ruồi bộc phát.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước. Đây cũng là địa bàn trong những năm qua chịu thiệt hại nặng nề do ruồi đục quả, đặc biệt trong các tháng mùa mưa. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, 100% quả ổi và mận bị nhiễm ruồi đục quả; sơ ri, sapô, khế nhiễm từ 60 đến 70%; mãng cầu và vú sữa nhiễm đến 24 – 40%...

Xem thêm
Trang trại lợn nằm trong khu dân cư, xả thải ra môi trường

THANH HÓA Nước thải phân lợn được đẩy qua cống, xả thẳng ra ao tù chứa nằm ngay trong khu dân cư thôn Xuân Quan (xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.