| Hotline: 0983.970.780

Neem, cây chịu hạn cực giỏi ở nam miền Trung!

Thứ Ba 02/06/2020 , 06:15 (GMT+7)

Tôi vừa ở Ninh Thuận ra. Điều ấn tượng nhất đối với tôi tại vùng nắng gắt dữ dội này lại không phải là nóng mà chính là cây neem.

Nhà khoa học Nguyễn Lân Hùng (phải)   trong 1 chuyến khảo sát trồng neem  ở nam miền Trung.

Nhà khoa học Nguyễn Lân Hùng (phải)
trong 1 chuyến khảo sát trồng neem
ở nam miền Trung.

Ai đã qua Ninh Thuận đều không thể quên bóng dáng cây neem. Neem gần như là loài cây duy nhất có thể chịu được cái nắng như thiêu, như đốt ở đây. Ngay ở những nơi nóng nhất, khô nhất ở Ninh Thuận vẫn thấy có những cây neem mọc xanh tốt…

Cây nem còn có tên là cây xoan chịu hạn. Nó có hình dáng rất giống với cây xoan của ta nhưng lá xanh hơn, nhiều hơn vì có thân cây lớn hơn.

Các chuyên gia lâm nghiệp cho biết, loài cây này đã được bác Lâm Công Định đưa về từ Xê-nê-gan.

Qua mấy chục năm, neem đã được đưa ra trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là ở Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần ở Khánh Hòa.

Tôi đã có lần đề nghị với Trung ương Đoàn hãy biến chiến dịch mùa hè xanh thành một phong trào trồng cây neem để phủ xanh lại những vùng đang bị sa mạc hóa dữ dội.

Họ rất ủng hộ, bàn thì hăng hái vậy nhưng rất tiếc, họ lại… chưa thực hiện! Cây neem đủ sức hoàn thành được sứ mệnh này. Tôi vẫn tin điều đó.

Tuy nhiên, bà con ta ở trong này cũng đã trồng rất nhiều cây neem. Neem được trồng quanh nhà, dọc các lối đi, trồng trong các công sở, trường học, trồng ngay trên các con đường ở thành phố Tháp Chàm…

Tán cây rậm rạp bao tới sát mặt đất, lá xanh đậm, quả chi chít trên cành. Thân cây neem rất lớn. Có cây đường kính thân lên tới 50 – 60cm. Gỗ neem là gỗ xoan. Vì vậy, nó có thể dùng để làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế rất tốt…

Nhưng điều đáng quan tâm hơn lại là dầu có trong lá và hạt của cây neem. Trong dầu của cây neem có chất azaderastin. Đây là một loại thuốc trừ sâu. Ở Ấn Độ, người ta có hẳn những nhà máy để chế biến dầu neem thành loại thuốc trừ sâu thảo dược hảo hạng.

Ở ta, có người ở Tiền Giang đã ra tận Ninh Thuận để mua lá neem. Anh đem về và rải đều trên mặt những bao tải đựng thóc, gạo. Bao nhiêu mối mọt đều đi hết!

Còn ở Ninh Thuận, bà con lấy hạt neem đem ngâm vào nước. Sau đó, dùng nước đó tưới cho ruộng trồng măng tây. Tất cả các loài sâu đều biến mất! Đây quả là một điều tuyệt vời. Chúng tôi nghĩ, có lẽ đối với các loại cây khác, hiệu quả cũng sẽ tương tự. Vậy sao bà con ta không làm?!

Hãng phân bón Năm Sao đã dùng dầu neem bao quanh hạt phân. Khi bón phân, dầu neem sẽ  làm nhiệm vụ xua đuổi sâu bệnh…Neem rất dễ trồng. Chúng lại mọc nhanh. Quả trên cây rất nhiều, lá neem lại có thể làm thức ăn cho cừu.

Neem là cây dễ trồng, chịu được hạn, lá có thể chế thành thuốc trừ sâu sinh học.

Neem là cây dễ trồng, chịu được hạn, lá có thể chế thành thuốc trừ sâu sinh học.

Trước hết, bà con ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh miền Trung khác nên tổ chức trồng neem, trồng kín tất cả những vùng còn đang bị hoang hóa. Bà con thử nghĩ, khi đã có những rừng neem, đàn cừu sẽ tha thẩn kiếm ăn dưới bóng mát.

Ở đó cỏ có thể mọc được. Hết cỏ, ta lấy lá neem cho cừu ăn. Cuộc sống sẽ yên bình hơn vạn lần cảnh bà con đội nắng đưa đàn cừu đi kiếm từng ngọn cỏ hiếm hoi trên những cánh đồng khô cháy.

Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới đẩy lùi được nạn sa mạc hóa. Có cây, có rừng thì mới giữ được nước. Có nước thì sự sống mới tồn tại được. Ở đây, những loài cây chủ lực của ngành lâm nghiệp như keo và bạch đàn đều không trụ được. Chỉ có cây neem mới có thể đứng vững được giữa vùng nắng nóng khốc liệt này.

Tôi nghĩ, sa mạc hóa ở miền Trung cũng là một vấn nạn của đất nước. Có khi, trong nghị quyết của Đại hội Đảng sắp tới cũng nên đưa vấn đề này vào. Tôi đã báo cáo vấn đề này lên cấp trên nhưng có lẽ dịch bệnh nối tiếp tràn lan (hết lợn lại đến người) nên các vị chưa có thời gian để nghĩ tới việc này.

Tôi ao ước có một tập đoàn hay một doanh nghiệp lớn nào đó sẽ để ý tới cây neem. Họ sẽ tổ chức cho bà con trồng neem. Sau đó, họ sẽ thu mua lá và hạt neem để chế biến ra thuốc trừ sâu. Việc làm này có lợi nhiều bề, cả về môi trường và về đời sống. Chắc chắn bà con sẽ rất ủng hộ.

Hy vọng, sẽ sớm có được những cánh rừng neem trên những mảnh đất khô cằn ở miền Trung.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.