| Hotline: 0983.970.780

Mỗi tháng bỏ túi chục triệu nhờ nuôi chồn hương

Thứ Sáu 08/11/2024 , 08:00 (GMT+7)

CÀ MAU Khởi nghiệp chỉ với 4 con chồn hương, một thanh niên ở Càu Mau đang sở hữu đàn chồn hương 50 con, hàng tháng có thu nhập trên 10 triệu đồng.

Anh Lý Vũ Trường ở ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đã khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi chồn hương tại nhà, thu nhập ổn định và tạo động lực cho nhiều hộ dân tại địa phương.

Anh Trường bóc chuối cho chồn hương ăn. Ảnh: Cẩm Tiên.

Anh Trường bóc chuối cho chồn hương ăn. Ảnh: Cẩm Tiên.

Trước đây, gia đình anh Trường có truyền thống làm vuông (nuôi tôm, cua quảnh canh) nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên anh đã tìm hiểu mô hình nuôi chồn qua internet và người quen. Theo tìm hiểu của anh, chồn hương đang được thị trường ưa chuộng lại ít bệnh, dễ nuôi, dễ chăm nên đã mạnh dạn đầu tư.

Khi bắt tay thực hiện anh rất trăn trở vì chi phí đầu tư một mô hình bài bản lên đến hàng trăm triệu đồng. Do đó, anh đã dùng số vốn dành dụm ít ỏi của gia đình là 40 triệu đồng để mua 2 cặp chồn giống nuôi thử nghiệm.

Sau thời gian nuôi, anh cho biết mô hình này cho thu nhập khá ổn định. Tùy theo chất lượng, chồn giống có giá bán dao động từ 5 - 11 triệu đồng/con. Chu kỳ sinh sản của chồn hương khoảng 60 - 65 ngày. Mỗi lứa chồn mẹ đẻ từ 3 đến 6 con. Mỗi năm anh xuất bán từ 2 - 3 lứa, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng từ việc bán con giống.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ thịt chồn hương hiện rất khả quan. Thịt chồn có mùi hương đặc trưng cùng với vị thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Chồn hơi được thu mua với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.

Mô hình nuôi chồn hương của anh Trường ở ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Ảnh: Cẩm Tiên.

Mô hình nuôi chồn hương của anh Trường ở ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Ảnh: Cẩm Tiên.

Nuôi chồn không tốn quá nhiều chi phí đầu tư chuồng trại. Anh tận dụng mảnh đất sau nhà để đặt dãy chuồng hộp bằng lưới thép, thanh sắt chắc chắn, mỗi con một chuồng riêng.

Thức ăn chính của chồn hương là chuối chín và cám của lợn nái (vì trong cám của lợn nái có chứa đầy đủ các chất phù hợp để chồn sinh sản).

Kỹ thuật chăn nuôi cũng rất được anh quan tâm, chiều cao thích hợp của chuồng là 0,7 - 0,9m, đáy chuồng cách mặt đất từ 1 - 1,5 gang tay để đảm bảo chuồng được thoáng mát.

Chồn mẹ sau khi đẻ xong sẽ được tiến hành phân loại, con non đạt chuẩn sẽ để lại nuôi làm giống và không đạt sẽ nuôi bán thịt.

Nuôi chồn hương mang lại cho gia đình anh Trường thu nhập mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Vì vậy, anh cho hay sẽ mở rộng diện tích nuôi trong thời gian tới.

Xem thêm
Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất