| Hotline: 0983.970.780

Măng tây xanh hữu cơ mở hướng chuyển đổi cây trồng

Thứ Tư 22/12/2021 , 08:14 (GMT+7)

NINH THUẬN Mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại Ninh Thuận đã mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát ven biển thường xuyên thiếu nước tưới.

Trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Quốc gia, năm 2021 Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đã triển khai mô hình trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ với quy mô 4 ha tại thôn Nha Hố (xã Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận).

Dự án được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi đất canh tác lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ, không tác động tiêu cực đến môi trường và nguồn tài nguyên nước, đất của vùng dự án.

Mô hình măng tây xanh hữ cơ mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát ven biển thường xuyên thiếu nước tưới. Ảnh: Đình Thung.

Mô hình măng tây xanh hữ cơ mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát ven biển thường xuyên thiếu nước tưới. Ảnh: Đình Thung.

Theo ông Bùi Văn Sáng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố, tham gia mô hình trồng măng tây xanh canh tác theo hướng hữu cơ và theo tiêu chuẩn VietGAP mà công ty phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nông dân triển khai sử dụng vật tư đầu vào theo đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thuốc trong danh mục quy định, phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình IPM nên không gây ra tồn dư thuốc BVTV trong đất, nước, không khí và đặc biệt là trong sản phẩm sau thu hoạch.

Trong sản xuất, nông dân chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã được xử lý, bón phân theo phương thức quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM), sử dụng phân bón hòa tan để bón phân theo hệ thống tưới nên không xảy ra hiện tượng mất cân đối về phân bón, nhờ đó tăng cường cải tạo độ xốp và hệ vi sinh vật đất, khắc phục hiện tượng thoái hóa đất và giảm phát thải khí nhà kính do dư thừa phân bón vô cơ gây ra.

Sản xuất măng tây xanh theo hướng công nghệ cao, tưới tiết kiệm nên sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước hiện có của địa phương. Phế phụ phẩm sau khi tỉa, thu hoạch sẽ là nguồn chất độn ủ phân hữu cơ (compost) bón cho cây trong các năm tiếp theo.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.