| Hotline: 0983.970.780

Long An không còn ổ dịch gia súc, gia cầm

Thứ Năm 22/05/2025 , 14:43 (GMT+7)

Đến nay, tất cả các ổ dịch trên gia súc, gia cầm tại Long An đã qua 21 ngày.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Long An, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 19 ổ dịch trên gia súc, gia cầm. Trong đó có 17 ổ dịch tả heo châu Phi, 1 ổ dịch dại, 1 ổ dịch cúm trên địa bàn 7 huyện: Tân Hưng, Thạnh Hóa, Bến Lức, Tân Trụ, Vĩnh Hưng, Châu Thành và Mộc Hóa.

Trước tình hình trên, đơn vị chức năng đã phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh, chết theo quy định. Phân vùng dịch bệnh, rà soát thống kê tổng đàn, tăng cường công tác giám sát. Đồng thời thực hiện phun khử trùng, tiêm phòng bao vây, khống chế dịch bệnh theo quy định.

Đến nay, tất cả các ổ dịch đã qua 21 ngày. Dịch bệnh ghi nhận chủ yếu là dịch tả heo châu Phi xảy ra tập trung ở các địa bàn huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa. Nguyên nhân do chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học và không thực hiện tiêm phòng vacxin dịch tả heo châu Phi.

Một trang trại chăn nuôi vịt theo mô hình khép kín tại tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Bạch.

Một trang trại chăn nuôi vịt theo mô hình khép kín tại tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Bạch.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Long An, trong 4 tháng đầu năm, công tác triển khai chống dịch, khử trùng tiêu độc, tiêm phòng bao vây được thực hiện nghiêm túc. Đến nay, kế hoạch tiêm phòng, khử trùng tiêu độc đều thực hiện đúng tiến độ. Kết quả, đã thực hiện vệ sinh, sát trùng tại 14.014 hộ chăn nuôi, 42 khu vực công cộng và 946 ấp, sử dụng 4.303 lít hóa chất khử trùng, thực hiện đúng tiến độ và đạt 100% kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, Long An có kế hoạch tổ chức tiêm phòng miễn phí vacxin viêm da nổi cục trâu bò tại 20 xã biên giới và toàn đàn bò sữa, các mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Đồng thời, tiêm phòng miễn phí vacxin lở mồm long móng trên trâu, bò, heo, dê; vacxin cúm gia cầm trên vịt, ngan toàn tỉnh và dịch tả heo châu Phi tại một số huyện vùng dịch, vùng nguy cơ trên cơ sở đăng ký tự nguyện của người chăn nuôi.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.