| Hotline: 0983.970.780

Lo nhất lúa gieo sạ ở Bắc Bộ sau bão số 2

Thứ Ba 18/07/2017 , 07:35 (GMT+7)

Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, hiện lúa mùa đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh và phân hóa đòng.

Vì vậy, nếu tiêu thoát nước kịp thời trong vòng 2-3 ngày tới sẽ vẫn an toàn cho lúa. Trước mắt, giải pháp vẫn phải nỗ lực tối đa để tiêu thoát nước càng sớm càng tốt, đồng thời đề phòng các phương án tiêu thoát nước trong tình huống mưa lớn vẫn tiếp tục xảy ra trong những ngày tới. Sau khi tiêu thoát nước, nguy cơ về bệnh bạc lá sẽ rất cao do lúa vừa chịu ảnh hưởng của bão, vừa chịu ảnh hưởng của ngập lụt, nhất là đối với một số diện tích lúa mùa trà sớm của Nghệ An và Hà Tĩnh hiện đã bắt đầu vào đòng. Vì vậy sau khi thoát nước, cần tiến hành chăm sóc lúa, nhất là lưu ý hạn chế bón phân đạm sau khi nước rút để giảm nguy cơ bệnh bạc lá (đối với lúc đang bắt đầu vào đòng thì phải giảm bón tất cả các loại phân).

Đối với các tỉnh Bắc Bộ, tới cuối ngày 17/7, Cục Trồng trọt chưa nhận được báo cáo của địa phương nào về tình trạng ngập lụt đối với lúa và hoa màu do lượng mưa không quá lớn. Tuy nhiên, nếu những ngày tới các tỉnh Bắc Bộ (gồm cả ĐBSH và Trung du Miền núi phía Bắc) tiếp tục xảy ra mưa lớn có thể gây ngập lụt thì đây là điều hết sức đáng ngại. Bởi toàn bộ vùng này hiện đang có khoảng 221 nghìn ha lúa mùa thì trong đó có tới 150 nghìn ha là gieo sạ, thời gian gieo sạ chỉ vừa mới diễn ra từ ngày 7 đến 15-18/7, nghĩa là mới chỉ gieo sạ trong vòng một tuần, nếu xẩy ra mưa lớn gây ngập lụt thì các diện tích mới gieo sạ này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, hiện những diện tích lúa vừa gieo sạ xong, nếu có mưa cục bộ thì phải tập trung xử lí tiêu thoát nước ngay lập tức.

Ngay trước khi dự báo có bão số 2, Cục Trồng trọt cũng đã có văn bản gửi văn bản đề nghị các tỉnh triển khai giải pháp dâng nước lên 1-2 cm đối với lúa đã gieo sạ (tùy theo chiều cao cây) để hạn chế bị mưa đánh lộn gốc và dập nát. Đối với các diện tích gieo sạ sau khi rút được nước, cần bón thêm lượng đạm từ 10-15% cộng thêm lượng lân kết hợp để kích thích ra rễ, giúp cứng cây.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Cục Trồng trọt, tới cuối ngày 17/7, toàn tỉnh Nghệ An đã có trên 4.500 ha lúa, 970 ha hoa màu các loại bị ngập, khoảng 2.000 ha vừng bị ngã đổ; tỉnh Hà Tĩnh có gần 3.000 ha lúa và gần 300 ha hoa màu bị ngập cần phải tiêu thoát nước khẩn cấp.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất