| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất, tiêu thụ giống lúa xác nhận

Thứ Năm 28/05/2020 , 07:46 (GMT+7)

Viện Lúa ĐBSCL triển khai dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1 vùng ĐBSCL” tại Sóc Trăng.

Quang cảnh buổi tập huấn tại hội trường.

Quang cảnh buổi tập huấn tại hội trường.

Viện vừa tổ chức tập huấn cho 56 hộ nông dân tham gia dự án ở xã Long Đức, xã Tân Hưng thuộc huyện Long Phú và phường 8, thành phố Sóc Trăng.

Tại buổi tập huấn các hộ được TS Lê Quang Long- Chủ nhiệm dự án giới thiệu về tổng thể dự án toàn khu vực ĐBSCL và được các báo cáo viên của Viện Lúa ĐBSCL triển khai, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống lúa nguyên chủng và quy trình kỹ thuật sản xuất – thu hoạch đúng cách để có được giống lúa xác nhận 1 cung ứng giống cho vùng nguyên liệu và cho thị trường giống trong khu vực.

Năm 2020 Viện triển khai dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1 tại 16 đơn vị thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL với tổng quy mô 420ha.

Riêng tại Sóc Trăng, Viện ký kết triển khai cho nông dân với diện tích 60 ha tại 2 vùng (trong đó xã Long Đức và xã Tân Hưng, huyện Long Phú được Trung tâm giống Sóc Trăng triển khai với 2 bộ giống OM 18 và giống OM 4900). Và 20 ha tại cánh đồng khóm 7, phường 8, TP Sóc Trăng được Trạm Khuyến nông TP Sóc Trăng triển khai với bộ giống OM 4900.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% hạt giống lúa cấp nguyên chủng và được hỗ trợ 30% vật tư phân bón, được cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc từ khi gieo sạ đến khi kết thúc mô hình.

Trạm Khuyến nông TP Sóc Trăng đã hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật bón phân đầu vụ, kỹ thuật làm đất, áp dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa theo hướng giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Trọng tâm là quy trình sản xuất lúa xác nhận theo phương pháp sạ hàng với lượng giống 80 kg/ha, không sạ quá dày để hạn chế sâu bệnh đồng thời tránh đổ ngã.

Việc triển khai dự án góp phần tăng diện tích sử dụng lúa xác nhận, giảm giống gieo sạ trên cùng diện tích, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng lúa gạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.