| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum chú trọng phát triển chăn nuôi công nghệ cao, an toàn dịch bệnh

Thứ Tư 14/08/2024 , 16:54 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi Kon Tum có nhiều chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, quy mô trang trại theo hướng khép kín, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao.

Kon Tum hướng đến chăn nuôi đàn gia súc tập trung. Ảnh: P.M.C. 

Kon Tum hướng đến chăn nuôi đàn gia súc tập trung. Ảnh: P.M.C. 

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Kon Tum như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Ma Vin, Greenfeed, Japfa, CJ... hay Tập đoàn TH đầu tư lĩnh vực chăn nuôi bò sữa... Qua đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tỉnh thời gian qua ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Tính đến hết năm 2023, tổng đàn gia súc của tỉnh đạt trên 284 ngàn con, đạt 102% so với kế hoạch, tổng đàn gia cầm 2 triệu con.

Tuy nhiên, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn tồn tại một số khó khăn như: Chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, thả rông gia súc vẫn còn phổ biến; phát triển chăn nuôi phần lớn là tự phát, chưa gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Trước tình hình đó, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển đàn gia súc, gia cầm cũng như đảm bảo an toàn dịch bệnh. Cụ thể, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đạt chỉ tiêu chăn nuôi năm 2024. Trong đó, rà soát thống kê đàn trâu, bò, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ con giống trâu, bò.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi chuyển dịch cơ cấu từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại...

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: P.M.C. 

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: P.M.C. 

Đặc biệt, triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cũng như chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi và bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định.

UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; kiểm tra, hướng dẫn, triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong công tác kiểm soát giết mổ, điều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân; tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc phát triển đàn trâu, bò phù hợp với thực tế...

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.