| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm nuôi ghẹ óp lên ghẹ chắc vụ nghịch

Thứ Bảy 05/01/2008 , 20:47 (GMT+7)

Đó là kinh nghiệm của nông dân ở xã Tân Thăng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận và họ chuyển sang nuôi trong vụ nghịch để tăng thu nhập kinh tế, trung bình mỗi vụ kéo dài từ 20-30 ngày, thu lợi đến 20 triệu đồng/3.000m2.

Một số người dân nuôi ghẹ thành công đã cho biết kinh nghiệm và những điều lưu ý khi nuôi ghẹ như sau: Để nâng cao tỷ lệ sống, đảm bảo thu hoạch tỷ lệ ghẹ chắc từ 90-100% thì diện tích ao nuôi không nên quá lớn để dễ quản lý chăm sóc, khoảng từ 500-1000m2 là thích hợp. Trước khi thả nên cải tạo ao kỹ, nước cấp vào ao cũng phải được xử lý diệt khuẩn. Cỡ giống thả tuỳ thuộc vào nguồn cung cấp nhưng nên từ 100 gam/con trở lên, khối lượng phù hợp nhất là 200-300 gam/con.

Không nên thả ghẹ có kích thước quá nhỏ (khối lượng dưới 100 gam/con) vì thời gian nuôi vỗ không dài, khi đạt được yêu cầu thương phẩm (ghẹ chắc) cũng vẫn không tăng đáng kể về khối lượng, hiệu quả nuôi sẽ không cao. Nên thả giống cùng cỡ trong cùng một lúc, không thả rải rác trong các thời gian khác nhau cho một ao nuôi để tránh trường hợp ghẹ lớn ăn ghẹ bé. Với khối lượng 200-300 gam/con mật độ nuôi thích hợp nhất là từ 2-3 con/m2.

Các loại thức ăn cho ghẹ là cá tạp, đầu tôm, ốc, khoai lang, cám, ngô, bã đậu, thức ăn động vật nên cho ăn tươi, không được cho ghẹ ăn thức ăn thiu ôi, mốc. Chú ý chất lượng thức ăn phải tốt, đảm bảo đủ chất vì nếu không đủ lượng ghẹ sẽ ăn nhau khi lột xác, không đủ chất thì thời gian lên ghẹ chắc sẽ kéo dài.

Một vấn đề quan tâm hàng đầu là chất lượng nước, môi trường nước ao phải đảm bảo sạch, đủ lượng oxy hoà tan trong nước. Nếu ban ngày ghẹ bò lên bờ nhiều có thể là do lượng oxy hoà tan giảm thấp hoặc nước ao bị nhiễm bẩn do nhiệt độ nước tăng. Trong trường hợp này cần phải tiến hành thay nước hoặc bổ sung thêm nước mới vào ao. Lịch thay nước từ 1-2 ngày/lần, mỗi lần thay nước khoảng 1/3-1/2 lượng nước trong ao để đảm bảo yêu cầu độ sâu thường xuyên của ao là 0,8-1,0 mét nước. Từ ngày thứ 15 trở đi nên kiểm tra ghẹ thường xuyên, nếu thấy đa số ghẹ đã có vỏ mai cứng, chắc thịt thì thu hoạch đồng loạt, không nên để lâu vì ghẹ sẽ tiếp tục lột xác thành ghẹ ốp. Nếu trong suốt thời gian nuôi vỗ, người nuôi quản lý tốt tỷ lệ sống khi thu hoạch có thể đạt 90% số con đã thả, khối lượng từ 300-500 gam/con.

Đoàn Giang (Theo Trung tâm Khuyến ngư Bình Thuận)

 

 

Xem thêm
Cần chuyển từ lượng sang chất và giá trị gia tăng trong chăn nuôi gia cầm

Ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển sang tư duy kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp 'khát' nhân sự thú y

ĐBSCL Do nguồn cung nhân lực thú y hạn chế, đồng thời yêu cầu tuyển dụng cao và thị trường lao động cạnh tranh khiến doanh nghiệp khó giữ chân người giỏi.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.