Kim cương là dạng thù hình của carbon. Nó rắn đến chỉ số 10 trên thang Mohs và là nguyên liệu rắn nhất thế giới. Chỉ có những viên kim cương khác- những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR (aggregated diamond nanorod) mới có thể dùng để cắt kim cương. Khoảng 130 triệu cara (26.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 9 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.
* Hiện nay động lực nào giúp cho việc thay đổi chính sách ở nước ta về Nông nghiệp?
Hoàng Trọng Vinh, Phụng Hiệp, TP Cần Thơ
Theo tôi động lực chính để làm thay đổi chính sách nông nghiệp tại nước ta và có lẽ tại mọi nước khác cũng vậy, chính là thực tiễn cuộc sống. Cũng từng ấy ruộng đất, từng ấy con người nông dân và những người lãnh đạo các cấp, vẫn các kỹ thuật canh tác cổ truyền là chủ yếu… nhưng bao nhiêu năm Việt Nam thiếu lương thực, phải nhập khẩu, phải ăn độn, nhiều vùng còn đứt bữa vào lúc giáp hạn. Chỉ vì một thực tế là trên đất 5% người nông dân thu được một lượng lương thực nhiều hơn 95% đất đai góp vào Hợp tác xã (!).Từ đó mới xuất hiện Khoán 10 . Khi trả lại quyền làm chủ cho từng hộ nông dân thì sức sản xuất lập tức được tháo gỡ ngay và nước ta chẳng bao lâu trở thành nước đứng thứ nhì (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Bây giờ lại đang đứng trước một thực tế mới: Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, trước yêu cầu giảm số lượng nông dân, giảm ruộng đất để tăng cường cho các ngành Công nghiệp và Du lịch. Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng 75% cư dân đang còn sống ở nông thôn vẫn đang sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp và đang sở hữu trên 70 triệu thửa ruộng manh mún, nhỏ bé. Dồn điền Đổi thửa là một chính sách mới nhưng hiệu quả không cao, không rõ rệt.
Phải có các nhà đầu tư thuê lại ruộng đất nông dân và cải tạo về cơ bản thủy lợi, chất đất, bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng để có thể áp dụng các thành tựu mới mẻ về Công nghệ sinh học, về tưới tiết kiệm nước, về che phủ đất bằng màng chất dẻo, bằng việc thay thế các thuốc trừ sâu hóa học băng các thuốc trừ sâu sinh học…thì mới làm thay đổi được cục diện nông nghiệp. Ngay chuyện xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo mà nông dân được thụ hưởng rất ít từ tiền xuất khẩu thì cũng cần được xem xét lại. Liệu có thể thay thế bằng cây gì, con gì cho hiệu quả xuất khẩu cao hơn được không. Có thể chuyển nông sản phẩm thành các sản phẩm Công nghệ sinh học có giá trị xuất khẩu rất cao được không.