| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát chặt tôm giống đảm bảo an toàn dịch bệnh

Thứ Sáu 15/12/2023 , 10:58 (GMT+7)

TRÀ VINH Nông dân Trà Vinh chuẩn bị thả nuôi tôm vụ đầu năm 2024, cơ quan thú y đang tăng cường kiểm soát chất lượng con giống đảm bảo vụ nuôi an toàn dịch bệnh.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích ao nuôi khá lớn tại ĐBSCL, tuy nhiên khoảng 70% tôm giống nhập từ ngoài tỉnh. Ảnh: Hồ Thảo.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích ao nuôi khá lớn tại ĐBSCL, tuy nhiên khoảng 70% tôm giống nhập từ ngoài tỉnh. Ảnh: Hồ Thảo.

Chất lượng tôm giống đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của ngành nuôi tôm hiện nay. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng tỷ lệ thành công, các địa phương nuôi tôm đang tập trung vào việc tăng cường quản lý, giám sát, và kiểm tra chất lượng tôm giống.

Trà Vinh hiện có 2 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng có công suất trên 2 tỷ con/năm và 1 cơ sở đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Năng lực sản xuất thực tế chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu con giống thả nuôi trên địa bàn tỉnh. Tính từ đầu năm, tổng số lượng tôm giống Trà Vinh nhập từ ngoài tỉnh khoảng 1,2 tỷ con.

Ông Trần Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng, Chi Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh cho biết: Đầu năm 2024, nhu cầu con giống của nông dân thả vụ mới tăng cao, để kiểm soát chặt chất lượng đầu vào Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Cụ thể, tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh thủy sản, qua đó hướng dẫn cho người nuôi phương pháp chọn giống thủy sản, không mua giống thủy sản trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch…

Chỉ đạo các Trạm thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiên quyết không để con giống thủy sản không đạt chất lượng bán ra thị trường.

Tổ chức thực hiện quy chế phối hợp về công tác quản lý kiểm dịch giống thủy sản và phòng, chống dịch bệnh thủy sản giữa Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh với Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố có nhập giống thủy sản vào tỉnh Trà Vinh, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác thú y thủy sản.

Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thú y, trong đó có hoạt động vận chuyển kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân cần tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: Thiết kế hệ thống ao nuôi đảm bảo an toàn kỹ thuật, các biện pháp xử lý cải tạo ao nuôi, cách chọn giống và các quy trình chăm sóc quản lý ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, ứng dụng các quy trình nuôi tiên tiến góp phần hạn chế các rủi ro nâng cao giá trị sản xuất.

Thực hiện liên kết trong sản xuất, hình thành khu sản xuất tập trung giảm giá thành trong sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn chế biến nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển sản xuất bền vững.

Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản như: Sên vét, cải tạo ao nuôi không để ảnh hưởng làm suy thoái môi trường, xử lý mầm bệnh triệt để tránh lây lan ra bên ngoài.

Sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn đảm bảo nằm trong danh mục được cho phép lưu hành, không sử dụng hóa chất kháng sinh cấm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.

Nông dân Trà Vinh tăng cường làm vệ sinh ao nuôi phòng bệnh cho tôm những tháng cuối năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân Trà Vinh tăng cường làm vệ sinh ao nuôi phòng bệnh cho tôm những tháng cuối năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Được khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Thành Tài, ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã chủ động thực hiện theo để bảo vệ ao tôm của mình.

Ông Tài hiện đang sở hữu ao nuôi tôm thẻ với diện tích 1ha. Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề nuôi tôm ông cho biết, thời tiết cuối năm lạnh dễ dẫn đến hiện tượng tôm ăn chậm sẽ làm tôm chậm lớn. Do đó, bên cạnh làm vệ sinh môi trường nuôi, ông còn phòng bệnh bằng cách tăng cường chạy quạt oxy, cho tôm ăn bổ sung vitamin và khoáng.

Vùng nuôi của ông Tài canh tác nhiều năm nên tôm dễ mắc các bệnh thông thường như: Hoại tử gan, phân trắng, đốm trắng nhiều hơn các vùng nuôi mới.

Do đó, để đảm bảo tôm ít mắc bệnh, từ đầu vụ ông đã chủ động mua con giống ở những cơ sở có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Ông cho biết, đến nay tôm sinh trưởng khỏe mạnh và sức ăn bình thường. Dự kiến, trong dịp tết năm nay ông Tài cung ứng khoảng 5 tấn ra thị trường.

Hiện, tỉnh Trà Vinh có diện tích nuôi tôm khoảng trên 25.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm siêu công nghiệp khoảng trên 10.000 ao bạt. Theo chủ trương của tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển vùng nuôi tôm nước mặn, nước lợ đến năm 2025, đạt diện tích 34.000ha, tăng tổng sản lượng tôm nuôi khoảng 172.000 tấn/năm.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.