| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo hạn chế xuống giống lúa chất lượng thấp

Thứ Hai 07/06/2021 , 09:57 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp An Giang vừa ra công văn đề nghị các địa phương hạn chế tối đa sản xuất nhóm giống chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa sản xuất các giống lúa chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa sản xuất các giống lúa chất lượng thấp trong vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Trong vụ thu đông 2021 tới đây, ngành nông nghiệp tập trung sản xuất nhóm giống chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM5451, OM6976, OM18, OM 7347, OM4900… tỷ lệ đạt từ 50 - 60%. Đối với nhóm giống lúa thơm, đặc sản, khuyến khích mở rộng sản xuất các giống như: ST20, ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20, Jasmine 85... chiếm tỷ lệ 30%. Hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng thấp và trung bình như IR 50404, OM 576.

Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng giống lúa chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã. Từ vụ hè thu sang thu đông 2021, cần có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, tiêu hủy rơm rạ hoặc sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ.

Thường vụ thu đông, sản xuất vào đợt cao điểm mùa lũ rất dễ gây ra vỡ đê làm thiệt hại cho bà con. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương cần tăng cường củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, hạn chế ảnh hưởng của lũ đối với vùng sản xuất lúa, rau màu và cây ăn trái. Đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Đối với đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu, chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ. Thiết kế liếp trồng thông thoáng, liên vùng, không để xẩy ra tình trạng lúa màu đan xen.

Bên cạnh đó, tùy theo thành phần cơ giới và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh hại làm giảm năng suất cây trồng...

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.