| Hotline: 0983.970.780

Khung thời vụ thả giống tôm nước lợ 2024 ứng phó hạn mặn

Thứ Tư 24/01/2024 , 16:10 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Để xuống giống tôm nước lợ đạt hiệu quả, ứng phó với hạn mặn và thời tiết bất lợi, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đã ban hành khung lịch thời vụ thả giống năm 2024.

Các hộ nuôi nhỏ lẻ chú ý không thả nuôi vào các khoảng thời gian thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Kim Anh.

Các hộ nuôi nhỏ lẻ chú ý không thả nuôi vào các khoảng thời gian thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Kim Anh.

Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng năm 2024 bắt đầu từ ngày 10/1 và dự kiến kết thúc vào ngày 30/9 đối với thả giống tôm thẻ chân trắng. Tôm sú được khuyến cáo xuống giống từ ngày 15/3 – 30/9.

Đối với vùng sản xuất theo mô hình tôm - lúa, bà con bố trí thả nuôi tôm để kết thúc thu hoạch trước tháng 9 nhằm kịp chuẩn bị cho vụ lúa.

Theo dự báo, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 sẽ kéo dài và diễn biến phức tạp. Đặc biệt tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ tháng 1-2/2024 chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh phía Bắc hoạt động mạnh và tăng cường liên tục xuống phía Nam với 5-7 đợt. Trong đó, có khoảng 2 - 3 đợt có cường độ mạnh khuếch tán sâu. Dự báo, tháng 3 thời tiết nắng nóng và độ mặn cao và tháng 6 - 7 thời tiết mưa dầm.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo, với những hộ nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng đủ điều kiện nuôi, nhất là không chủ động được nguồn nước, để hạn chế dịch bệnh phát sinh trên tôm nuôi và tác động bất lợi của môi trường, bà con không thả nuôi vào các khoảng thời gian thời tiết khắc nghiệt.

Đối với các trang trại, doanh nghiệp nuôi quy mô lớn, các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, ao nuôi lót bạt, quy trình nuôi 2 giai đoạn có thể bố trí rải vụ quanh năm nhưng cần phải chủ động trữ nước, xử lý nước. Đồng thời, cần có giải pháp ứng phó kịp thời khi thời tiết bất lợi xảy ra và đảm bảo tốt công tác xả thải để góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản để kịp thời khuyến cáo đến hộ nuôi. Ảnh: Kim Anh.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản để kịp thời khuyến cáo đến hộ nuôi. Ảnh: Kim Anh.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng lưu ý người nuôi cần chú trọng vận dụng các mô hình nuôi hiệu quả như nuôi 2 giai đoạn; ứng dụng vi sinh; kết hợp cá rô phi, cá chẽm, cá đối mục hoặc tôm càng xanh toàn đực với tôm thẻ hoặc tôm sú, đặc biệt là mô hình đa dạng hóa sinh học trong ao nuôi, nuôi ao lót bạt, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và mô hình nuôi thu gom, tái sử dụng chất thải để làm khí đốt phục vụ sinh hoạt.

Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng sẽ thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo về môi trường, thời tiết, dịch bệnh đến người nuôi. Trường hợp cần thiết, ngành sẽ điều chỉnh và có thông báo sự thay đổi lịch thả giống cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng đạt trên 80.400ha, vượt 8,3% so với kế hoạch, sản lượng nuôi đạt hơn 303.000 tấn.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đánh giá, tình hình sản xuất thủy sản của tỉnh trong năm 2023 cơ bản đạt và vượt kế hoạch về diện tích và sản lượng, tỷ lệ thiệt hại trên tôm nuôi giảm so với năm trước.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu phòng NN-PTNT các huyện, phòng kinh tế thị xã/thành phố khẩn trương xây dựng lịch thả giống tôm nước lợ cụ thể cho từng tiểu vùng sản xuất. Ảnh: Kim Anh.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu phòng NN-PTNT các huyện, phòng kinh tế thị xã/thành phố khẩn trương xây dựng lịch thả giống tôm nước lợ cụ thể cho từng tiểu vùng sản xuất. Ảnh: Kim Anh.

Trong vụ nuôi tôm nước lợ năm 2024, ông Nhã đề nghị các địa phương trong tỉnh khẩn trương xây dựng lịch thả giống cụ thể cho từng tiểu vùng sản xuất. Đặc biệt, huyện Mỹ Xuyên phải đảm bảo duy trì và giữ vững mô hình tôm – lúa.

Ngoài ra, lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các chi cục, đơn vị trực thuộc hướng dẫn hộ nuôi vận dụng lịch thả giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật, giải pháp phòng bệnh trên tôm và sử dụng hiệu quả vật tư đầu vào.

Đồng thời, giới thiệu và hướng dẫn hộ nuôi tôm áp dụng các mô hình nuôi đạt hiệu quả, ứng phó với hạn mặn. Đặc biệt là tăng cường quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản để đánh giá chất lượng nước ngoài tự nhiên, kịp thời khuyến cáo đến bà con.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.