| Hotline: 0983.970.780

Đại học Tokyo tham quan mô hình tôm - lúa

Thứ Hai 20/02/2023 , 17:30 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Các giáo sư, nghiên cứu sinh và sinh viên của Đại học Tokyo (Nhật Bản) thăm và đánh giá cao sự độc đáo của mô hình sản xuất tôm - lúa tại Sóc Trăng.

Được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, vừa qua, 12 giáo sư, nghiên cứu sinh và sinh viên của Đại học Tokyo (Nhật Bản) và cán bộ Trường Đại học Cần Thơ đã tham quan thực tế để nghiên cứu mô hình tôm – lúa tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Tại huyện Mỹ Xuyên, Phòng NN-PTNT huyện đã thông tin, giải thích và mô tả cụ thể mô hình luân canh tôm – lúa trên địa bàn huyện. Mô hình luân canh tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên được hình thành từ những năm 1990 khi việc sản xuất nhân tạo giống tôm sú được thực hiện thành công tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam.

Đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mỹ xuyên giải thích,  thông tin và mô tả mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện Mỹ Xuyên

Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên giải thích, thông tin và mô tả mô hình luân canh tôm – lúa tại địa bàn huyện. Ảnh: Thanh Chí.

Khi đó, một số hộ dân đã mua tôm sú giống từ các tỉnh miền Trung để nuôi tăng năng suất vào mùa khô thay cho việc đóng mở cống để bắt tôm cá tự nhiên với năng suất thấp. Vào mùa mưa, vùng tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên được ngọt hoá hoàn toàn do lượng nước ngọt và nước mưa từ thượng nguồn đổ về, nhờ vậy người dân có thể trồng 1 vụ lúa luân canh ngay trên nền đất nuôi tôm của vùng này.

Từ đó, với hiệu quả khả quan của mô hình, nhiều nông dân khác đã "bắt chước" làm theo và cũng đạt hiệu quả kinh tế cao và dần dần mô hình ngày càng được nhân rộng, hình thành nên hệ thống luân canh tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên.

Trải qua trên 30 năm hình thành và phát triển, với những thăng trầm, có những năm nuôi tôm thành công lớn, người dân chuyển sang nuôi chuyên tôm 2 vụ rồi 3 vụ trong năm, không trồng lại lúa trên nền tôm, làm cho môi trường ô nhiễm, mầm bệnh tôm lưu tồn, dẫn đến những mùa tôm thất bại. Sau này, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc luân canh 1 vụ lúa trên nền tôm để làm sạch môi trường, cắt đứt mầm bệnh cho tôm vụ sau và cách làm này đã thành công.

Các đại biểu tham quan mô hình chụp hình lưu niệm tại ruộng tôm – lúa toạ lạc tại ấp Hoà Tân, xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên

Các đại biểu tham quan mô hình chụp hình lưu niệm tại ruộng tôm – lúa tại ấp Hoà Tân, xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Thanh Chí.

Bên cạnh đó, với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Tỉnh uỷ Sóc Trăng, Huyện uỷ Mỹ Xuyên và sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, đã duy trì và phát triển mô hình luân canh tôm – lúa ngày càng hiệu quả hơn, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: Tỷ lệ tôm nuôi bị thiệt hại ngày càng giảm (năm 2022, tỷ lệ tôm bị thiệt hại chỉ chiếm 5,4% diện tích thả giống); sản lượng tôm nuôi ngày càng tăng (năm 2022, sản lượng tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên là 48.451 tấn, đạt 102,7% kế hoạch, với điện tích canh tác 17.700ha). Ngoài ra, đã sản xuất thành công trên 50ha lúa ST25 đạt chứng nhận hữu cơ và hàng trăm ha lúa đặc sản, chất lượng cao theo hướng hữu cơ...

Các giáo sư, nghiên cứu sinh và sinh viên Đại học Tokyo đá đánh giá cao mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện Mỹ Xuyên, xem đây là mô hình phát triển bền vững (sustainable development), thân thiện với môi trường và là mô hình “thông minh”, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu tham quan cũng đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc một số hộ dân chuyển đổi mô hình sang chuyên nuôi tôm, việc ảnh hưởng của thuỷ triều, nước biển dâng cao đến mô hình tôm – lúa, định hướng của huyện để duy trì và phát triển mô hình này... Đồng thời mong muốn sẽ có dịp hợp tác để tạo ra sản phẩm con tôm, hạt gạo chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.

 

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất