| Hotline: 0983.970.780

Khởi động mô hình lúa giảm phát thải cho nông dân Khmer

Thứ Ba 10/06/2025 , 15:55 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, canh tác hữu cơ, giảm phát thải, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, xây dựng vùng nguyên liệu lúa phục vụ xuất khẩu.

Khởi động dự án 'Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL' vụ hè thu 2025 tại Sóc Trăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khởi động dự án “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” vụ hè thu 2025 tại Sóc Trăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại HTX nông nghiệp 1/5, xã Viên Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Trung tâm Giống nông nghiệp và Khuyến Sóc Trăng phối hợp với Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền vừa tổ chức hội thảo khởi động dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” trong vụ lúa hè thu 2025. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các HTX nông nghiệp cùng hơn 120 nông dân trong và ngoài mô hình đến tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Sạ cụm kết hợp canh tác hữu cơ, giảm phát thải

Dự án do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì triển khai ở các tỉnh ĐBSCL trong vụ lúa hè thu 2025 gồm 5 tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ và Đồng Tháp.

Sóc Trăng là tỉnh khởi động triển khai đầu tiên mô hình canh tác lúa giảm phát thải, hướng tới phát triển bền vững theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1335/QĐ-BNN-TT của Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Dự án do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì triển khai tại 5 tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì triển khai tại 5 tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Mai Trương Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp và Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, tỉnh hiện có diện tích gieo trồng lúa hằng năm đạt khoảng 331.000 ha, sản lượng hơn 2,1 triệu tấn. Các giống lúa đặc sản như ST24, ST25 và Tài nguyên mùa đang ngày càng phát triển, tạo thương hiệu gạo chất lượng cao cho tỉnh. Tuy nhiên, với 3 vụ lúa/năm, 90% diện tích áp dụng sạ lan cùng với thói quen cày vùi hoặc đốt rơm rạ sau vụ hè thu đang là nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính.

Mô hình canh tác giảm phát thải được triển khai tại HTX nông nghiệp 1/5 (xã Viên Bình, huyện Trần Đề) kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững và tạo được vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Trước đó, mô hình canh tác lúa giảm phát thải trong vụ thu đông năm 2024 tại HTX Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú) cho thấy hiệu quả rõ rệt: Giảm giống gieo sạ, phân bón, thuốc BVTV, tiết kiệm chi phí 4,45 triệu đồng/ha và tăng lợi nhuận thêm 6 triệu đồng/ha so với cách canh tác thông thường. Mô hình là tiền đề để nông dân tiếp cận quy trình canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao và phát thải thấp đúng theo định hướng của Đề án 1 triệu ha lúa.

Trong vụ hè thu 2025, dự án triển khai mô hình tại HTX nông nghiệp 1/5, xã Viên Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) với diện tích 64 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong vụ hè thu 2025, dự án triển khai mô hình tại HTX nông nghiệp 1/5, xã Viên Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) với diện tích 64 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lâm Cương, Giám đốc HTX nông nghiệp 1/5 cho biết, đây là lần đầu tiên HTX tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải trong vụ hè thu 2025, sử dụng máy sạ cụm của Công ty TNHH Sài Gòn Kim Hồng và bón vùi phân hữu cơ của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền. Mục tiêu của mô hình không chỉ giúp giảm chi phí đầu vào mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Với 63 thành viên, diện tích sản xuất hơn 64 ha, mô hình là cơ hội để bà con xã viên, đặc biệt là người dân Khmer ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận phương pháp canh tác mới khoa học, thân thiện với môi trường và phù hợp với xu hướng thị trường lúa gạo quốc tế.

Đặc biệt, việc ứng dụng máy móc hiện đại và quy trình canh tác hữu cơ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu.

“HTX nông nghiệp 1/5 rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh để mô hình ngày càng mở rộng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho nông dân và HTX trồng lúa, giảm chi phí, tăng thu nhập”, ông Lâm Cương nói.

Hướng tới nhân rộng ra sản xuất đại trà

Nông dân Chau Bol, hộ tham gia mô hình chia sẻ: "Nông dân chúng tôi thấy mô hình này rất thiết thực vì có sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật và doanh nghiệp giúp bà con tiếp cận được cách làm mới bài bản hơn. Nhất là khi được hướng dẫn sử dụng phân bón Bình Điền đúng cách, cây lúa phát triển đều, ít sâu bệnh. Mong là mô hình thành công để bà con trong vùng học tập làm theo, cùng nhau làm lúa chất lượng cao, bán được giá tốt hơn ở các vụ tiếp theo".

Đây là lần đầu tiên HTX nông nghiệp 1/5 tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải, sử dụng máy sạ cụm, bón phân vùi hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đây là lần đầu tiên HTX nông nghiệp 1/5 tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải, sử dụng máy sạ cụm, bón phân vùi hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Hồ Thế Huy, Phó phòng Marketing - Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền chia sẻ tại hội thảo khởi động mô hình: "Bình Điền là đơn vị tài trợ phân bón và kỹ thuật trồng lúa giảm phát thải cho nông dân trong mô hình. Công ty rất kỳ vọng chính quyền địa phương sẽ đồng hành, tham gia sâu sát trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn bà con nông dân triển khai mô hình hiệu quả. Đồng thời, mong bà con tích cực phối hợp với cán bộ kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện mô hình diễn ra suôn sẻ".

Tại buổi trình diễn trong khuôn khổ hội thảo, Bình Điền đã giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm phân bón phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Bà con có thể quan sát, theo dõi hiệu quả, nếu thấy phù hợp thì áp dụng, mở rộng ra khu vực lân cận.

“Bất kỳ chương trình nào chúng tôi thực hiện cũng mong muốn không dừng lại ở quy mô mô hình mà hướng tới nhân rộng ra sản xuất đại trà ở nhiều địa phương. Chúng tôi kỳ vọng dự án sẽ được triển khai thành công và mang lại những kết quả thiết thực cho nông dân”, ông Hồ Thế Huy, Phó phòng Marketing - Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền nói.

Xem thêm
Chuẩn hóa điều kiện xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc

Tây Ninh triển khai giám sát dịch bệnh chim yến, từng bước chuẩn hóa điều kiện sản xuất, chế biến tổ yến theo Nghị định thư 2025 phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cơ chế đã có, giết mổ tập trung vẫn gặp khó

Cơ chế hỗ trợ cơ sở giết mổ tập trung đã có, nhưng từ doanh nghiệp đến các tiểu thương ở Sơn La vẫn không mấy mặn mà do lợi ích không đảm bảo.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Hồi sinh vựa cá hồ Thác Bà [Bài 1]: Bến cá vắng cùng tiếng thở dài ngư dân

YÊN BÁI Khung cảnh nhộn nhịp của những bến cá ở Mông Sơn, Phúc An, Ngọc Chấn… những thập kỷ trước được thay thế bằng sự đìu hiu, vắng vẻ hiện nay.

Những khu 'rừng ma' ở Sơn La: [Bài 3] Bản vùng cao trăm năm không lũ dữ

Bản Lao Khô được đặt theo tên người đi khai phá vùng đất mới, ông Tráng Lao Khô. Tôi được chính người con trai của ông là Tráng Lao Lử dẫn vào 'rừng ma' ở ngay sau nhà.

Bình luận mới nhất