| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương khử trùng nước khu vực có tôm hùm, cá biển bị chết

Thứ Hai 03/06/2024 , 11:08 (GMT+7)

PHÚ YÊN Để chủ động phòng chống dịch bệnh và sự cố về môi trường, Chi cục Thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi khử trùng nước khu vực nuôi, lồng nuôi tôm hùm, cá biển.

Vừa qua, tôm hùm, cá biển ở vùng nuôi Cù Mông (xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) bị chết hàng loạt. Ảnh: AN.

Vừa qua, tôm hùm, cá biển ở vùng nuôi Cù Mông (xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) bị chết hàng loạt. Ảnh: AN.

Chi cục Thủy sản Phú Yên vừa có báo cáo kết quả quan trắc đột xuất môi trường nước vùng nuôi đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu), nơi xảy ra tôm hùm, cá biển nuôi chết hàng loạt vừa qua.

Theo đó, kết quả phân tích chất lượng nước tại các vùng nuôi tôm hùm lồng trên đầm Cù Mông vào ngày 20/5 cho thấy, hàm lượng N-NH4+ vượt 3 - 3,4 lần, COD vượt 1,25 - 1,5 lần và vibrio spp vượt 9,1 lần so với ngưỡng giới hạn cho phép. Trong đó, mẫu nước tại Hòa Lợi (xã Xuân Cảnh) có 11/12 thông số đạt ngưỡng giới hạn cho phép, ngoại trừ hàm lượng N-NH4+ vượt 3,4 lần. Còn mẫu nước tại Phú Dương (xã Xuân Thịnh) có 10/12 thông số đạt ngưỡng giới hạn cho phép, ngoại trừ hàm lượng N-NH4+ vượt 3,1 lần và COD vượt 1,5 lần.

Đối với mẫu nước tại Vịnh Hòa (xã Xuân Thịnh) có 9/12 thông số đạt ngưỡng giới hạn cho phép, ngoại trừ hàm lượng N-NH4+ vượt 3 lần, COD vượt 1,25 lần và vibrio spp vượt 9,1 lần.

Theo Chi cục Thủy sản Phú Yên, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, môi trường nước vùng nuôi khu vực đầm Cù Mông bị nhiễm khuẩn sau khi có hiện tượng tôm, cá chết, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển trên tôm, cá nuôi nuôi.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống dịch bệnh và sự cố về môi trường, Chi cục Thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi triển khai các biện pháp khử trùng nước khu vực nuôi, lồng nuôi bằng các hóa chất khử khuẩn thông thường như vôi nông nghiệp, thuốc tím theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc treo túi vôi, thuốc tím ở các góc lồng.

Đồng thời đưa các lồng, bè không có tôm lên khỏi mặt nước, tiến hành vệ sinh; vớt và xử lý đúng quy định các loại rác thải, tôm, cá chết. Ngoài ra, tiến hành giãn khoảng cách các lồng, bè còn nuôi nhằm tạo sự thông thoáng nước. San thưa mật độ tôm, cá ở các lồng nuôi; quản lý tốt lượng thức ăn, hạn chế thức ăn thừa.

Người nuôi chỉ thả giống mới khi các yếu tố môi trường, thời tiết phù hợp, đảm bảo mật độ lồng nuôi theo quy định (dưới 60 lồng/ha mặt nước) và giống thả nuôi phải được kiểm dịch các bệnh nguy hiểm.

Người nuôi tiếp tục theo dõi diễn biến môi trường và xử lý kịp thời khi có thông tin thời tiết, môi trường chuyển biến xấu. Thực hiện các biện pháp tránh nóng cho tôm hùm, cá nuôi bằng cách che mát bằng lưới thưa trên bề mặt lồng, bè. Chủ động máy sục khí, bình oxy đề phòng trường hợp tôm hùm nuôi bị ngộp do nồng độ oxy trong nước thấp cục bộ. Ngoài ra, không thả lồng nuôi tôm, cá ở vùng có độ sâu dưới 4m khi triều kiệt. Tổ chức thu hoạch tôm, cá khi đủ kích cỡ thương phẩm…

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất