| Hotline: 0983.970.780

Khẩn cấp bảo tồn voi

Thứ Năm 10/05/2018 , 19:44 (GMT+7)

Ngày 10/5, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đăk Lăk và Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức Hội nghị giữa kỳ về Dự án khẩn cấp Bảo tồn voi tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020. 

Tham dự có lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức Động vật hoang dã châu Á tại Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam, cuối năm 2013, UBND tỉnh Đăk Lăk đã triển khai Dự án khẩn cấp Bảo tồn voi tỉnh này đến 2020, trong bối cảnh đàn voi nhà đứng trước nguy cơ biến mất.

Phạm vi dự án trong các khu rừng đặc dụng và các hành lang di chuyển của voi hoang dã và voi nhà thuần dưỡng tại các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Lắk. Quy mô bảo tồn, đối với quần thể voi hoang dã có nơi cư trú di chuyển kiếm ăn trong khoảng 175.000 ha; đối với voi nhà được quy hoạch khu chăn thả, chăm sóc sức khỏe, sinh sản với 350 ha tại huyện Lắk và Buôn Đôn.

Từ đó đến nay, các ngành chức năng đã triển khai nhiều phần việc hướng đến mục tiêu bảo tồn voi nhà, giảm sự xung đột giữa voi hoang dã và người, công tác bảo tồn đàn voi đã có chuyển biến tốt. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khan, do đây là lĩnh vực mới, cán bộ làm công tác bảo tồn voi chưa được đào tạo chuyên sâu, bên cạnh đó còn thiếu nhiều thiết bị chuyên dụng để theo dõi, chăm sóc voi.

Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk đã lập hồ sơ, gắn chip điện tử trên 45/45 cá thể voi nhà, giúp cho việc quản lý và theo dõi sức khỏe của voi thuận lợi; tổ chức 120 đợt khám sức khỏe định kỳ và đột xuất cho voi. Trung tâm đã cử cán bộ tham gia các tập huấn tại các nước về thú y, sinh sản trên voi. Qua đó đã chữa trị được nhiều ca bệnh mà trước đây voi có thể chết do nhiễm trùng đường ruột, bệnh lao…

Đối với voi hoang dã, hàng năm, Trung tâm phối hợp với các chủ rừng, chính quyền và nhân dân tổ chức nhiều đợt giám sát voi hoang dã cư trú, di chuyển trên địa bàn các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’leo và Cư Mgar để nắm bắt về số lượng, cơ cấu bầy đàn, vùng cư trú và hành lang di chuyển của voi phục vụ tốt công tác bảo tồn, đồng thời hướng dẫn biện pháp phòng tránh, xua đuổi mỗi khi voi xuất hiện phá hoại hoa màu, vật kiến trúc.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công đề nghị tỉnh Đăk Lăk là cần đặt ra những mục tiêu, giải pháp, phần việc cụ thể để tăng cường bảo vệ, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà, voi hoang dã một cách bền vững; ngăn chặn triệt để việc khai thác, lấn chiếm rừng; thiết lập ngay khu vực chăm sóc, khu sinh cảnh cho đàn voi nhà sinh tồn, phát triển tốt nhất; hạn chế việc khai thác voi vì mục đích kinh tế (như làm du lịch), tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của voi... Có như vậy, việc thực hiện Dự án bảo tồn voi mới đạt kết quả khả quan nhất.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.