| Hotline: 0983.970.780

Khá giả nhờ nuôi lươn không bùn

Thứ Năm 04/08/2016 , 13:13 (GMT+7)

Năm 2015, anh Nguyễn Đình Tiếp ở thôn Trừng Xá, xã Trừng Xá, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) bắt đầu nuôi lươn thương phẩm không bùn trong bể.

12-13-44_nuoi-luon
Nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao

 

Với đàn lươn ban đầu khoảng 9.800 con, kích cỡ 150 - 200 con/kg, mật độ thả 49 con/m2, sau sáu tháng nuôi, sản lượng lươn đạt gần 1,4 tấn, trọng lượng bình quân từ 0,2 - 0,25 kg/con. Với giá bán từ 170 - 180 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, anh Tiếp thu lãi hơn 100 triệu đồng. Thương lái vào tận nhà để thu mua.

Anh Tiếp cho biết, nuôi lươn trong bể không cần bùn khá đơn giản, có thể tận dụng bể chứa nước, xây mới hoặc lót bạt, lắp đặt ống thoát nước dưới đáy bể để thuận tiện việc vệ sinh, thay nước. Thông thường, mỗi bể có diện tích từ 7 - 10m2, thả nuôi khoảng 100 con lươn giống, mực nước trong bể từ 20 - 25cm.

Để lươn có chỗ trú ẩn, trong bể đặt vỉ tre đan hoặc túi ni lông. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng thay toàn bộ nước để lươn có môi trường sống sạch. Muốn lươn nhanh lớn và có tỷ lệ sống cao, khâu quan trọng nhất là phải bảo đảm nguồn con giống khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng, không xây xát, kích cỡ đồng đều.

Tiếp đến, nguồn nước dùng để nuôi lươn phải sạch, nếu nước bẩn lươn dễ bị mắc bệnh và chết. Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện lươn bị bệnh phải tách riêng ra xử lý, tránh để lây lan dễ bị chết hàng loạt. Lươn dễ nuôi, không đòi hỏi nhiêu công chăm sóc nhưng phải cho ăn điều độ, đúng giờ, ngày hai lần vào buổi sáng và tối.

Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá tạp, ốc bươu xay nhuyễn trộn cùng bột cám. Trung bình 4kg thức ăn sẽ cho 1kg lươn thương phẩm. Nếu chăm sóc lươn đúng kỹ thuật lươn rất nhanh lớn, ít mắc bệnh, nếu có chỉ là bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da... rất dễ điều trị.

Nuôi lươn không bùn tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, nhu cầu thị trường cao. Nếu tuân thủ đúng quy tắc “bốn định”, bao gồm định khối lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn thì lươn rất nhanh lớn.

Dự định trong thời gian tới, anh Tiếp sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi lươn và đưa thêm chạch đồng, ếch vào nuôi. Từ hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình anh Tiếp, nhiều người dân trong và ngoài huyện đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.