| Hotline: 0983.970.780

Kết luận nguyên nhân ngao chết bất thường tại Thanh Hóa

Thứ Năm 18/03/2021 , 10:42 (GMT+7)

Tảo độc nở hoa cộng với việc nuôi mật độ quá dày là nguyên nhân ngao chết bất thường tại phường Hải Ninh và Hải Châu (thị xã Nghi Sơn).

Tranh chấp thức ăn, nơi trú ẩn do mật độ nuôi quá dày, ngao bị yếu sau quá trình sinh sản cùng với điều kiện môi trường biến động đột ngột, N-NO2 vượt ngưỡng; tảo nở hoa sinh ra độc tố gây thiếu hụt ô xi trong nước khiến ngao chết bất thường. Ảnh: Võ Dũng.

Tranh chấp thức ăn, nơi trú ẩn do mật độ nuôi quá dày, ngao bị yếu sau quá trình sinh sản cùng với điều kiện môi trường biến động đột ngột, N-NO2 vượt ngưỡng; tảo nở hoa sinh ra độc tố gây thiếu hụt ô xi trong nước khiến ngao chết bất thường. Ảnh: Võ Dũng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kết luận chính thức về nguyên nhân ngao chết bất thường tại phường Hải Ninh và Hải Châu.

Theo đó, hiện tượng ngao chết bất thường bắt đầu xẩy ra tại phường Hải Ninh, Hải Châu từ ngày 1/3, đến ngày 4/3 bắt đầu chết nhiều. Tổng diện tích ngao bị chết là 3,8 ha, tại 5 hộ nuôi, tỷ lệ chết 20-25%.

Ngày 5/3, Chi cục Chăn nuôi & Thú y Thanh Hóa đã lấy mẫu ngao, mẫu nước tại vùng nuôi gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa lấy mẫu ngao, nước gửi gửi trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản vùng I Hải Phòng để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Ngày 11/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phối hợp cùng Sở TNMT, Sở KH-CN, UBND thị xã Nghi Sơn và UBND phường Hải Ninh, hải Châu xác minh kiểm tra nguyên nhân ngao chết.

Kết quả cho thấy, ngao chết là ngao thương phẩm, kích cỡ 70-120 con/kg, mật độ nuôi 2.000 con/m2 (theo hướng dân kỹ thuật nuôi, mật độ thả nuôi giống phù hợp là 500 con/m2 với cỡ 400-500 con/m2; 250-300 con với cỡ 300 con/m2).

Tại vùng nuôi ngao ngày 11/3, nước có màu đỏ theo từng vệt; một số khu vực ở chân cọc vây lưới có màu đỏ đậm đặc. Màu đỏ này được xác định là xác chết của tảo. Thời điểm này, ngao vẫn đang tiếp tục chết.

Theo kết quả phân tích mẫu của Viện Nuôi trồng thủy sản I cho thấy, các chỉ tiêu dịch bệnh mẫu ngao chết: Vi khuẩn Vibrio, bệnh Perkinsus sp đều âm tính. Các chỉ tiêu môi trường nước nuôi ngao: độ mặn N-NH3, P-PO42, COD, H2S và chlorophyll-a đều có giá trị trong khoảng phù hợp cho nuôi thủy sản. Chỉ tiêu N-NO2 của hai mẫu kiểm tra đều có giá trị cao vượt ngưỡng 2,6 lần.

Từ đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa kết luận, độ mặn N-NH3, P-PO42, COD, H2S và chlorophyll-a, vi khuẩn Vibrio, bệnh Perkinsus sp không phải là nguyên nhân gây chết ngao.

Hiện tượng ngao chết là do mật độ nuôi quá dày khiến ngao tranh chấp thức ăn, nơi trú ẩn, ngao bị yếu sau quá trình sinh sản. Điều kiện môi trường biến động đột ngột, N-NO2 vượt ngưỡng 2,6 lần; tảo nở hoa sinh ra độc tố gây thiếu hụt ô xi trong nước có thể khiến động vật dưới nước chết hàng loạt bao gồm cả tầng đáy và tầng trên.

Hầu như năm nào tại các vùng nuôi ngao của Thanh Hóa cũng xuất hiện ngao chết bất thường, nhất là vào thời điểm thời tiết đổi mùa. Ảnh: Võ Dũng.

Hầu như năm nào tại các vùng nuôi ngao của Thanh Hóa cũng xuất hiện ngao chết bất thường, nhất là vào thời điểm thời tiết đổi mùa. Ảnh: Võ Dũng.

Cũng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đến tháng 3/2021, toàn tỉnh đã thả nuôi ngao thương phẩm được trên 1,1 nghìn ha. Ngoài Hải Ninh và Hải châu, ngao ở các vùng nuôi khác vẫn phát triển bình thường.

Trước đó, như NNVN đã đưa tin, hiện tượng ngao chết bất thường xẩy ra tại hai phường Hải Ninh và Hải Châu.

Sau khi ngao chết bất thường, các cơ quan chức năng đã xuống vùng nuôi lấy mẫu xác định nguyên nhân, hướng dẫn nhân dân thu gom ngao chết, san thưa hoặc chuyển đến vùng an toàn.

Điều đáng nói, năm 2020, tại phường Hải Ninh, ngao cũng chết bất thường. Tại các vùng nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa hầu như năm nào cũng xẩy ra tình trạng ngao chết, gây thiệt hại cho người nuôi. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, các cơ quan chức năng đều kết luận, nguyên nhân xuất phát từ việc nuôi với mật độ quá dày, gặp thời tiết bất thường gây ra hiện tượng ngao chết.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.