| Hotline: 0983.970.780

Ì ạch thả tôm giống

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:40 (GMT+7)

Nắng nóng bất thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã khiến nhiều người nuôi tôm nước lợ chưa thả được giống.

14-25-33_
Thời tiết nắng nóng nên duy trì nguồn nước ao nuôi trên 1,2m

Bà Nguyễn Thị Toàn Thư, phụ trách Phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) cho biết: Mặc dù lịch thả nuôi tôm nước lợ đợt 1 bắt đầu từ đầu tháng 3 nhưng đến nay nhiều người vẫn chần chừ thả giống. Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng có thể khiến tôm bị sốc nhiệt, gây thiệt hại. Do đó, đến nay toàn tỉnh chỉ mới thả được 630/2.000ha.

Xã Ninh Ích, một trong những địa phương có diện tích ao nuôi tôm nước lợ lớn của TX Ninh Hòa, khoảng 380ha. Ông Trần Văn Tuấn, một người nuôi tôm ở thôn Tân Đảo cho biết, gia đình có hơn 3.000m2 nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ giữa tháng 3 đã cải tạo ao nuôi và dự kiến đầu tháng 4 sẽ thả giống. Thế nhưng những ngày gần đây thời tiết trên địa bàn xảy ra nhiều đợt nắng nóng bất thường nên ông chưa đưa giống về thả được.

“Nhiệt độ có thời điểm trên 32oC nên thả tôm rất bất lợi, dễ bị sốc nhiệt, gây chết yểu”, ông Tuấn giải thích.

Ông Phạm Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cũng xác nhận thời tiết nắng nóng bất thường nên nhiều người dân e ngại thả nuôi. Địa phương cũng khuyến cáo bà con thận trọng trước khi thả giống.

“Toàn xã chỉ mới thả được trên 100/380ha, chậm hơn so với năm ngoái. Nhiều diện tích người dân vẫn cải tạo ao chứ chưa thả nuôi, trên 50ha đã được chuyển sang ương cá giống”, ông Khánh chia sẻ.

Tại nhiều vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn huyện Vạn Ninh việc thả giống của người dân cũng đang triển khai chậm. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết, tính trong tháng 4 toàn huyện chỉ mới thả 110/300ha thủy sản, trong đó 45ha tôm thẻ chân trắng và 45ha ốc hương... Nguyên nhân là từ tháng 3 theo lịch thả nuôi, thì người nuôi bắt đầu thả giống. Nhưng họ chưa thả nhiều vì còn cải tạo ao nuôi. Đến tháng 4 thời tiết xảy ra nắng nóng bất thường nên hầu hết người nuôi đều dừng thả.

Bà Nguyễn Thị Toàn Thư cho hay, trước tình hình thời tiết được dự báo đang trong giai đoạn chuyển mùa nên khả năng xuất hiện nắng nóng diện rộng, mưa dông vào chiều tối, có thể làm biến động các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn... gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Vì vậy, người nuôi cần áp dụng một số biện pháp khuyến cáo để nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe tôm nuôi.

14-25-33_b
Nước cần được xử lý trước khi cấp vào ao nuôi

Theo đó, nên lấy nước vào ao lắng để xử lý, ổn định chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi. Duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2m trở lên để ổn định nhiệt độ nước, đồng thời tăng cường quạt nước nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan và hạn chế hiện tượng phân tầng nước ao nuôi.

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao nuôi. Bổ sung vitamin C, khoáng chất, chất tăng cường miễn dịch vào thức ăn cho tôm nhằm tăng cường sức đề kháng, chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

Đối với tôm mới thả, cần giám sát chặt chẽ sự biến động môi trường trong ao và các dấu hiệu trên tôm nuôi để có biện pháp kiểm soát kịp thời. Trong quá trình nuôi, không dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng theo quy định…

"Trong điều kiện thời tiết nắng nóng bất thường hiện nay, trước khi thả tôm 5 - 10 ngày, các hộ cần theo dõi diễn biến thời tiết. Nếu thời tiết không thuận lợi thì nên tạm dừng thả giống hoặc lấy ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Để thả tôm hiệu quả người nuôi nên ương dưỡng con giống qua 2 - 3 giai đoạn hoặc sử dụng con giống cỡ lớn", bà Thư nhấn mạnh.

 

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất