| Hotline: 0983.970.780

Hiểu sao cho đúng về nông sản biến đổi gen?

Thứ Năm 27/09/2018 , 09:40 (GMT+7)

Nông sản biến đổi gen luôn gây ra hai thái cực ủng hộ và phản đối trên thế giới nhưng tất cả sự ủng hộ và phản đối ấy nếu không dựa trên cơ sở khoa học vững chắc thì đều có vấn đề.

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng mấy năm gần đây tuy mới trồng thử nghiệm ngô biến đổi gen dành cho mục đích chăn nuôi nhưng đã từ lâu có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm tương tự nhập về từ sợi bông trong vải, hạt đậu tương đến những loại thịt được nuôi bằng thức ăn đã biến đổi…

16-32-22_dsc_2153
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, An ninh và An toàn thực phẩm trong bối cảnh Hội nhập”

Các phát minh và áp dụng công nghệ sinh học trong đó có cây trồng biến đổi gen, được coi là một trong số nhiều giải pháp giúp đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu do có nhiều tác động to lớn lên đời sống kinh tế - xã hội - môi trường. Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều tranh luận về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi lên sức khoẻ con người.

Nhằm cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học chính xác về tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen cũng như tác động của thực phẩm biến đổi gen lên kinh tế, xã hội và môi trường, mới đây Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức CropLife Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, An ninh và An toàn thực phẩm trong bối cảnh Hội nhập” tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành y khoa và nông nghiệp trong nước và quốc tế.

Liên quan đến những tranh cãi xung quanh cây trồng và thực phẩm biến đổi gen, TS.BS Trương Hồng Sơn- Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam đã đưa ra các chủ đề mà hiện nay các nhà khoa học về dinh dưỡng, y tế, nông nghiệp toàn cầu đang tranh luận như: Sự an toàn của thực phẩm biến đổi gen, Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen, Quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với thực phẩm biến đổi gen…

Tuy nhiên, đa phần các tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều khẳng định rằng: Thực phẩm biến đổi gen là an toàn, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen và chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ con người.

Tới từ một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới về công nghệ sinh học và cây trồng PG Economics, Tiến sỹ Graham Brookes, Giám đốc PG nhấn mạnh: “Nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển, với khoảng 108 triệu người hiện vẫn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực. Trong hơn 20 năm chúng tôi có chứng kiến việc ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng tại các nước đang phát triển đóng góp như thế nào vào việc nâng cao năng suất và sản xuất an toàn hơn, tăng trưởng thu nhập cho người dân, góp phần giảm đói, nghèo và suy dinh dưỡng tại một số khu vực nhạy cảm nhất với các vấn đề này trên thế giới”.

Nghiên cứu của PG Economics cũng cho thấy, cùng với con số 189.8 triệu héc ta diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu, việc tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học đồng thời mang đến các tính trạng, đặc tính dinh dưỡng có lợi, có thể giúp bù đắp tình trạng suy giảm dinh dưỡng gây ra bởi biến đổi khí hậu trên một số cây trồng cụ thể. Một khía cạnh khác thúc đẩy sự tăng trưởng có thể liên quan đến nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức công, trên gạo, chuối, khoai tây, lúa mỳ, đậu gà, đậu triều và mù tạt, với các tính trạng, đặc tính dinh dưỡng có lợi cho nhà sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng tại các nước đang phát triển.

Sau khi nghe các báo cáo cũng như các tranh luận của các nhà khoa học tham dự, hội thảo đã thống nhất các khuyến nghị sau đây:

Cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để người tiêu dùng có cái nhìn chính xác, khoa học về cây trồng và thực phẩm biến biến đổi gen.

Trong thời gian tới, cần tiến hành các nghiên cứu về khả năng áp dụng, tác động của công nghệ biến đổi gen lên đời sống kinh tế - xã hội – môi trường trên nhiều vùng khác nhau trong đó có Việt Nam, cũng như các thử nghiệm dài hạn về tác động của thực phẩm biến đổi gen mới lên tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ.

Cần xây dựng các chính sách, quy định chặt chẽ về việc dán nhãn, nhất là cần ghi rõ đó là loại thực phẩm gì, để người tiêu dùng được biết và lựa chọn.

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.