| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Thứ Ba 02/06/2020 , 08:41 (GMT+7)

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Nam Trung bộ do Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các mô hình trong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm các mô hình trong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tại Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh vừa kiểm tra một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả trong vụ hè thu tại Bình Định.

Đây là mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Quốc gia do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện.

Theo TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, mục tiêu của mô hình nhằm nêu bật sự hiệu quả của việc chuyển đổi những diện tích đất lúa bị thiếu nước sang trồng những loại cây lạc, vừng và ngô sinh khối, để từ đó nhân rộng.

Đây là giải pháp căn cơ để sản xuất nông nghiệp trong vùng Nam Trung bộ có thể "chung sống” với nạn hạn hán do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Tại Bình Định, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đi thăm các mô hình trồng ngô sinh khối cung ứng cho chăn nuôi đại gia súc tại 2 xã Mỹ Châu và Mỹ Hiệp thuộc huyện Phù Mỹ, diện tích thực hiện tại mỗi xã là 5ha; mô hình trồng lạc với diện tích 10ha tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ) và mô hình trồng vừng ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) với diện tích 5ha.

Theo TS Vũ Văn Khuê, Trưởng bộ môn rau, hoa và cây cảnh thuộc Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ, ngoài ra, tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam), Viện cũng đã xây dựng 1 mô hình trồng vừng với diện tích 5ha và 1 mô hình trồng lạc tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) với diện tích 10ha.

Còn ở Quảng Ngãi, trong năm nay Viện cũng đã xây dựng 2 mô hình trồng vừng trên đất lúa tại xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ) và xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), mỗi mô hình có diện tích 5ha.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra sinh trưởng phát tiển cây lạc trồng trên đất lúa tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra sinh trưởng phát tiển cây lạc trồng trên đất lúa tại xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cũng theo TS Khuê, đối với cây ngô sinh khối, do canh tác trên đất lúa, nên Viện hướng dẫn nông dân tham gia mô hình quan tâm đến công tác làm đất, lên luống để mở lối thoát nước cho diện tích ruộng trồng ngô trong đợt mưa Tiểu mãn. Thứ đến là hướng dẫn nông dân sử dụng những giống ngô cho sinh khối lớn để cung cấp cho Nhà máy sữa Vinamilk.

“Đặc thù của trồng ngô sinh khối là thời gian canh tác ngắn hơn. Nếu như trồng ngô lấy hạt phải từ 95 – 100 ngày mới thu hoạch thì trồng ngô sinh khối thì chỉ 80 – 85 ngày là cho thu hoạch, do đó chế độ chăm sóc cũng khác.

Trồng ngô sinh khối do thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên phải được bón phân sớm hơn. Năng suất ngô trong vụ hè thu này dự kiến đạt từ 50 – 60 tấn/ha/vụ; lợi nhuận trên 30 triệu đồng/ha, ít nhất là gấp 2 lần so với làm lúa”, TS Khuê cho hay.

Cây lạc do được trồng trên đất lúa nên khâu làm đất cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là phải thoát nước tốt để tránh ngập úng do mưa Tiểu mãn. Đặc biệt là cần chú ý tăng cường bón phân hữu cơ, do đất lúa thường thiếu hụt lượng hữu cơ...

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình trồng ngô sinh khối trên đất lúa tại xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình trồng ngô sinh khối trên đất lúa tại xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cả 2 giống lạc nói trên đều thích ứng với điều kiện thời tiết nắng nóng của vụ hè thu và ít nhiễm bệnh, có thể thay thế các giống cũ bà con làm xưa nay.

Trồng lạc trên đất lúa trong vụ hè thu cần phải bón phân cân đối, bón vào thời điểm tưới nước đủ ẩm để phân bón không bị thất thoát do tác động của nhiệt độ cao. Năng suất lạc trong mô hình hướng đến mục tiêu đạt khoảng trên 2 tấn lạc vỏ/ha/vụ. Với giá hiện nay 2 tấn lạc sẽ thu vào 40 triệu đồng, có mức thu nhập gấp 2 lần so với làm lúa”, TS Khuê cho hay.

Riêng về cây vừng, theo TS Vũ Văn Khuê, đây là loại cây rất phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong vụ hè thu ở khu vực Nam Trung bộ. Bởi vừng chịu hạn tốt và có đầu ra thênh thang, nhất cung cấp cho các cơ sở ép dầu.

Tuy nhiên, canh tác vừng trên đất lúa trong vụ hè thu nông dân cần phải làm đất, lên luống thật kỹ, nhất là phải xử lý lúa rụng trên đất sau khi thu hoạch vụ đông xuân. Nếu không, trong quá trình cây vừng sinh trưởng thì cây lúa sẽ lớn vượt nhanh, cạnh tranh sự sống với cây vừng.

“Năng suất vừng trong vụ hè thu này chúng tôi đặt mục tiêu phải đạt trên 1 tấn/ha, thu nhập gấp 1,5 lần so với làm lúa trên cùng diện tích”, TS Khuê cho hay.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá các mô hình do Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy hiệu quả thiết thực, nhất là tiết kiệm được 50 - 60% lượng nước tưới so với làm lúa. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá các mô hình do Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy hiệu quả thiết thực, nhất là tiết kiệm được 50 - 60% lượng nước tưới so với làm lúa. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo TS Hồ Huy Cường, dự án này được triển khai 3 năm liên tiếp trên địa bàn 3 tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, bắt đầu từ năm 2020.

“Năm nay dự án triển khai muộn, lại gặp dịch Covid – 19 nên triển khai không đạt kế hoạch. Ví như cây ngô sinh khối mục tiêu đặt ra mỗi năm phải thực hiện 50ha thì năm nay do dịch Covid – 19 nên không đi chọn được nhiều điểm, nên chỉ mới triển khai được 10ha.

Các năm sau, riêng cây ngô sinh khối mỗi năm chúng tôi sẽ triển khai tối thiểu là 50ha, mục tiêu là sẽ nhân rộng đạt tối thiểu 25% diện tích của dự án, riêng cây lạc và cây vừng ít mở rộng hơn”, TS Hồ Huy Cường cho hay.

“Các mô hình đã cho thấy hiệu quả thiết thực, đều tiết kiệm được từ 50 – 60% lượng nước so với canh tác cây lúa, rất phù hợp với bối cảnh khu vực Nam Trung bộ thường xuyên bị hạn hán do ảnh hưởng biến đổi khí hậu như hiện nay. Các mô hình đã tuân thủ nghiêm cẩn khuyến cáo của Bộ NN – PTNT là lúa đông xuân thu hoạch đến đâu là triển khai làm đất gieo hạt đến đó để tranh thủ đất còn ướt, nên tiết kiệm thêm 1 lượng nước làm đất khá lớn, thời điểm gieo hạt lúc thời tiết còn mát mẻ nên các loại cây đều phát triển tốt”, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh, đánh giá.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất