| Hotline: 0983.970.780

Hấp dẫn nghề trồng khóm bông chưng Tết

Thứ Ba 01/10/2024 , 15:20 (GMT+7)

KIÊN GIANG Vận dụng kinh nghiệm trồng khóm lâu năm, nhiều nông dân ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang chuẩn bị mùa trồng khóm bông chưng Tết.

Chuẩn bị cho mùa khóm bông Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gia đình anh To đã trồng hơn 10.000 cây. Hiện thương lái đã đặt cọc với giá 15.000 đồng/trái. Ảnh: Hồ Thị Thảo.

Chuẩn bị cho mùa khóm bông Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gia đình anh To đã trồng hơn 10.000 cây. Hiện thương lái đã đặt cọc với giá 15.000 đồng/trái. Ảnh: Hồ Thị Thảo.

Anh Hồ Văn To, ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) là một trong những nông dân tiên phong áp dụng mô hình trồng khóm bông chưng Tết. Anh To có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng khóm, gia đình hiện có hơn 2ha khóm.

Theo anh To, có thời điểm giá khóm xuống chỉ còn 2.000 – 2.500 đồng/trái nên không đủ xoay sở tiền phân bón. Vì vậy nhiều hộ dân trong xóm đã phá khóm cải tạo đất làm vuông nuôi tôm hoặc chuyển sang cây trồng khác. Riêng anh To vẫn kiên trì bám trụ với cây khóm.

Để trồng được một cây khóm đến khi cho trái phải mất 1 năm nếu trồng “con nách” (tức chồi thân trên cây khóm trưởng thành). Nếu trồng “con dâm” (từ chồi cuống của cây khóm) phải mất 2 năm mới cho trái.

Anh To cho biết, gia đình có truyền thống trồng khóm nhiều đời, lớn lên cùng cây khóm, nhận thấy trái khóm có hình dáng đặc biệt, trái gai góc nên anh đã trồng để phục vụ chưng ngày Tết.

Anh Hồ Văn To (ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) là một trong những nông dân tiên phong áp dụng mô hình trồng khóm bông chưng Tết. Ảnh: Hồ Thị Thảo.

Anh Hồ Văn To (ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) là một trong những nông dân tiên phong áp dụng mô hình trồng khóm bông chưng Tết. Ảnh: Hồ Thị Thảo.

Khóm bông chưng Tết thường lựa trái to, khóm tơ với những con khóm xung quanh trái xòe ra phải độc đáo. Khóm bông chưng Tết không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại sự may mắn, thơm tho, sung túc đến cho gia đình.

Nhu cầu khóm bông tăng mạnh dịp Tết, những năm gần đây có lúc giá kỷ lục hơn 17.000 đồng/trái (so với ngày thường chỉ 10.000 - 12.000 đồng/trái).

Chuẩn bị cho mùa khóm bông Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gia đình anh To đã trồng hơn 10.000 cây. Hiện nay, thương lái đã đặt cọc với giá 15.000 đồng/trái, ước tính thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Về kỹ thuật chăm sóc khóm, anh To cho biết, một năm chỉ cần bón phân 3 lần. Để trồng khóm bông chưng Tết, tầm tháng 8 bắt đầu kích thích cho ra trái, sau đó chăm bón đến tháng 12 thu hoạch khi trái khóm còn xanh để bán cho thương lái cung cấp cho thị trường bán chưng Tết. 

Hiện nay, mô hình trồng khóm bông chưng Tết cũng được nhân rộng ở các xã lân cận huyện Gò Quao với hơn 3.650ha, tập trung ở các xã Vĩnh Phước A, huyện Vĩnh Thắng với sản lượng khoảng 45.000 tấn/năm.

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.