| Hotline: 0983.970.780

Hành trình chống khai thác IUU và kinh nghiệm của Nghệ An

Thứ Năm 24/04/2025 , 11:28 (GMT+7)

Nghệ An đang được coi là mô hình điểm cho các địa phương tham khảo, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Những chuyển biến mạnh mẽ

Nghệ An có bờ biển trên 82 km, diện tích vùng biển 4.239 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch, có 4 cảng cá và 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền ra vào. Tính đến ngày 21/4, toàn tỉnh có 2.723 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên.

Năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác của Nghệ An đạt 213.919 tấn, tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2025, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 42.140 tấn, tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác quản lý tàu cá của Nghệ An ngày càng khoa học, chặt chẽ hơn. Ảnh: Hữu Tình.

Công tác quản lý tàu cá của Nghệ An ngày càng khoa học, chặt chẽ hơn. Ảnh: Hữu Tình.

Trước đây, Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm với nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) như: Công tác quản lý đội tàu, theo dõi kiểm soát hoạt động tàu cá và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm còn rất hạn chế; với 614 tàu cá “3 không”, việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản yếu kém; năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng không đảm bảo theo quy định; tàu cá thường xuyên ngắt kết nối hệ thống giám sát hành trình (VMS) nhưng năng lực thực thi pháp luật, xử lý vi phạm không đạt yêu cầu theo quy định.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; đến nay kết quả chống khai thác IUU của tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt.

Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản và Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành và lực lượng chức năng của tỉnh.

Trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều hạn chế, lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ còn mỏng, đồng thời phải thực hiện chủ trương chung về tinh giản biên chế, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, sự vào cuộc quyết liệt, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến mạnh mẽ, đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường quản lý đội tàu, kiểm soát tại cảng và xử lý vi phạm. Theo đó Nghệ An đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là:

Cụ thể hóa các văn bản của Trung ương bằng các chỉ thị, quyết định, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác chống khai thác IUU sát với tình hình thực tế của địa phương; giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu. Kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ ngư dân thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) như: Lắp máy giám sát hành trình, cước thuê bao, hỗ trợ kinh phí nhiên liệu chuyến biển khai thác vùng khơi...

Công tác quản lý tàu cá ngày càng khoa học, chặt chẽ hơn: Đã hoàn thành đăng ký tàu cá đạt 100%; đăng kiểm còn hạn đạt 94%; cấp giấy phép khai thác thủy sản còn hạn đạt 93%; cấp giấy an toàn thực phẩm còn hạn đạt 94%; lắp đặt giám sát hành trình đạt trên 99%.

Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào cảng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Năm 2024, tỷ lệ giám sát sản lượng qua cảng đạt khoảng 36% so với sản lượng toàn tỉnh; trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 50%.

Công tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU được tăng cường, quyết liệt và nghiêm minh, đặc biệt là đối với việc xử lý các hành vi liên quan đến thiết bị giám sát hành trình. Từ đầu năm 2024 đến nay đã xử phạt 330 đối tương, với số tiền trên 6,2 tỷ đồng, trong đó xử phạt về hành vi mất kết nối giám sát hành trình tàu cá là 182 đối tượng, với số tiền trên 5,1 tỷ đồng.

Mô hình cho các địa phương tham khảo

Mặc dù vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tiếp tục khắc phục triệt để trong thời gian tới, nhưng những kết quả đạt được đến nay của tỉnh Nghệ An là tấm gương điển hình cho các địa phương học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, để gỡ cảnh báo “thẻ vàng”. 

Sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chống khai thác IUU là một trong những yếu tố then chốt giúp Nghệ An đạt được những kết quả bước đầu. Ảnh: Hữu Tình.

Sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chống khai thác IUU là một trong những yếu tố then chốt giúp Nghệ An đạt được những kết quả bước đầu. Ảnh: Hữu Tình.

Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ kết quả chống khai thác IUU của tỉnh Nghệ An, đó là: Sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và quyết tâm chính trị cao của các cấp ngành, địa phương trong thực hiện chống khai thác IUU. Sự hưởng ứng, đồng thuận của ngư dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản.

Sớm nắm bắt được tình hình khó khăn của ngư dân trong khai thác thủy sản, đặc biệt là thực hiện đầy đủ các quy định về IUU..., từ đó kịp thời ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ giúp ngư dân yên tâm phát triển sản xuất.

Sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chống khai thác IUU, trong đó nổi bật là tập trung nguồn lực, nhân lực để điều tra, xác minh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến thiết bị VMS (giao lực lượng biên phòng tỉnh là đơn vị chủ trì xử lý vấn đề tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển).

Xem thêm
Nuôi 45 chồn hương bố mẹ, thu về 300 triệu đồng mỗi năm

QUẢNG BÌNH Với 45 con chồn hương bố mẹ sinh sản, anh Nguyễn Quốc Vượng ở Quảng Bình có nguồn thu đều đặn 300 triệu đồng mỗi năm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

'Xe duyên' cho cặp đôi mắc ca - cà phê

Kon Tum Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mắc ca đang dần trở thành cây trồng chủ lực của huyện Đăk Tô và ngày càng được nhiều người dân mở rộng diện tích.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Huyện Bình Liêu hiện có 690 ha trồng quế, việc phát triển cây quế đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, với thu nhập bình quân đạt 75 triệu năm 2024.