| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục tấn tôm hùm, cá biển chết đột ngột

Thứ Hai 20/05/2024 , 16:30 (GMT+7)

Người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) đang khóc ròng vì tôm hùm, cá biển chết đột ngột, gây thiệt hại nặng nề.

Người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) vớt tôm hùm bị chết. Ảnh: AN.

Người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) vớt tôm hùm bị chết. Ảnh: AN.

UBND thị xã Sông Cầu vừa có văn bản khẩn về việc xử lý tôm hùm, cá biển chết tại các vùng nuôi xã Xuân Thịnh.

Theo đó, UBND thị xã yêu cầu xã Xuân Thịnh thống kê số lượng thiệt hại thủy sản nuôi của người dân, báo cáo nhanh về tThị xã thông qua Phòng Kinh tế. Đồng thời thông báo, hướng dẫn người nuôi không bỏ xác thủy sản tại vùng nuôi, kịp thời thu hoạch tôm hùm, cá biển đến kích cỡ thu hoạch.

Trước đó, ngày 19/5, lãnh đạo UBND Thị xã cùng Phòng Kinh tế và UBND xã Xuân Thịnh đã kiểm tra thực địa tại vùng nuôi thủy sản lồng bè xã Xuân Thịnh và nhận thấy tôm hùm, cá biển bị chết rất nhiều. Nhận định nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng trên là do thời tiết nắng nóng kết hợp mưa dông trong những ngày qua dẫn đến môi trường nước bị thay đổi.

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Xuân Thịnh, tính đến 13 giờ ngày 20/5, có hơn 61 tấn tôm hùm xanh và 29,5 tấn cá biển của 160 hộ nuôi tại các thôn Vịnh Hòa, Phú Dương bị chết.

Ngoài tôm hùm, cá biển nuôi cũng bị chết hàng loạt. Ảnh: AN.

Ngoài tôm hùm, cá biển nuôi cũng bị chết hàng loạt. Ảnh: AN.

Theo người nuôi, tình trạng thủy sản nuôi bị chết diễn ra trong 3 ngày nay, hiện chưa có dấu hiệu chững lại. Nhiều hộ khóc ròng vì tôm hùm, cá biển chết sạch. Hiện nay tôm hùm xanh kích cỡ từ 2 - 3 con/kg vừa chết bà con vớt bán từ 300 - 400 ngàn đồng/kg, chỉ bằng 1/3 giá tôm sống. Còn tôm hùm kích cỡ nhỏ bị chết được bán với giá từ 20 - 50 ngàn đồng/ kg. Đối với các loại cá như mú, bớp, chim và cá dìa vừa chết, bà con vớt bán với giá từ 20 - 40 ngàn đồng/kg. 

Trước tình hình trên, để giảm thiểu thiệt hại thủy sản nuôi, UBND thị xã Sông Cầu yêu cầu UBND các xã, phường có vùng nuôi trồng thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết và thông báo quan trắc môi trường của cơ quan chuyên môn đến người nuôi để kịp thời ứng phó.

Đồng thời cử cán bộ, công chức phụ trách thủy sản hoặc thú y cơ sở bám sát vùng nuôi, kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thời tiết bất thường gây ra để ổn định sản xuất.

Ngoài ra, tuyên truyền và khuyến cáo người nuôi thu gom rác thải từ các hoạt động nuôi trồng, bảo vệ môi trường vùng nuôi; thả giống với mật độ quy định, tránh mật độ dày và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật.

Thị xã Sông Cầu yêu cầu xã Xuân Thịnh sớm thống kê thiệt hại về tôm hùm, cá biển bị chết. Ảnh: AN.

Thị xã Sông Cầu yêu cầu xã Xuân Thịnh sớm thống kê thiệt hại về tôm hùm, cá biển bị chết. Ảnh: AN.

Trạm Chăn nuôi và Thú y Thị xã kiểm tra, khoanh vùng nơi có tôm hùm, cá nuôi bị chết để có hướng dẫn xử lý; lấy mẫu để kiểm tra nguyên nhân tôm hùm, cá nuôi bị chết để có hướng dẫn cụ thể.

Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, kiểm tra vùng nuôi để phát hiện sự cố môi trường và bệnh trên vật nuôi thủy sản nhằm kịp thời xử lý và tham mưu UBND thị xã, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh ngăn chặn thiệt hại xảy ra cho người nuôi.

UBND thị xã Sông Cầu cũng yêu cầu Phòng Kinh tế theo dõi thông tin quan trắc môi trường và hướng dẫn nuôi trồng thủy sản định kỳ; tổng hợp tình hình thiệt hại, tham mưu UBND thị xã có báo cáo kiến nghị với tỉnh, Thị ủy để chỉ đạo.

Người nuôi bán cá chết với giá thấp để vớt vát thiệt hại. Ảnh: Triệu Xuân.

Người nuôi bán cá chết với giá thấp để vớt vát thiệt hại. Ảnh: Triệu Xuân.

Sáng 20/5, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cùng một số cơ quan chuyên môn đã đến các vùng nuôi tôm hùm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Sông Cầu để chỉ đạo khắc phục và lên phương án ứng phó.

Tại đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành thủy sản, UBND thị xã Sông Cầu khẩn trương tìm nguyên nhân làm tôm hùm, cá chết hàng loạt. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thu hoạch tôm hùm, cá nuôi đã đến kỳ thu hoạch nhằm giảm thiệt hại. Đối với UBND các xã, phường có vùng nuôi thủy sản, yêu cầu tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt, cũng như tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán, xâm nhập mặn...

Chi cục Thủy sản Phú Yên nhân định nguyên nhân ban đầu gây nên tình trạng tôm, cá bị chết là do thời tiết nắng nóng kết hợp với mưa dông dẫn đến môi trường nước bị thay đổi.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.