| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp chiếu sáng mới nâng cao hiệu quả nuôi tôm

Thứ Năm 31/03/2022 , 16:38 (GMT+7)

Signify và ShrimpVet vừa công bố kết quả nghiên cứu thành công giải pháp chiếu sáng LED năng động giúp nâng cao sản lượng tôm...

Signify và ShrimpVet vừa công bố kết quả nghiên cứu thành công giải pháp chiếu sáng LED năng động giúp nâng cao sản lượng tôm, tăng tỷ lệ sống sót, cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và các điều kiện của nước. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng mới trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả nuôi trồng tôm trên đất liền tại Việt Nam thông qua việc ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED tiên tiến, các công thức ánh sáng năng động và thiết bị điều chỉnh độ sáng.

Đại diện Signify Việt Nam và ShrimpVet ký kết thỏa thuận hợp tác phân phối giải pháp chiếu sáng Philips LED Aqualighting.

Đại diện Signify Việt Nam và ShrimpVet ký kết thỏa thuận hợp tác phân phối giải pháp chiếu sáng Philips LED Aqualighting.

Đây dự án đầu tiên hợp tác nghiên cứu giữa Signify (Euronext: LIGHT), Tập đoàn dẫn đầu về chiếu sáng có trụ sở tại Hà Lan và ShrimpVet - một công ty tư nhân tại Việt Nam chuyên đầu tư, nghiên cứu và sản xuất tôm giống chất lượng cao. Dự án được triển khai từ đầu năm 2021 tại huyện Cần Giờ - là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh. Chương trình nghiên cứu được thực hiện trên tôm thẻ chân trắng, chia thành 2 giai đoạn, nhằm đánh giá tác động của ánh sáng nhân tạo, bao gồm độ sáng, quang chu kỳ và quang phổ, đối với quá trình sinh trưởng, phát triển, trưởng thành, tình trạng sức khỏe và chất lượng của tôm nuôi.

Ông Mai Văn Hà - Giám đốc kênh phân phối chuyên dụng của Signify Việt Nam trình bày giải pháp Philips AquaAdvance.

Ông Mai Văn Hà - Giám đốc kênh phân phối chuyên dụng của Signify Việt Nam trình bày giải pháp Philips AquaAdvance.

Ở giai đoạn 1 kéo dài 11 tuần, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên 9 bể tôm (đường kính 8 mét), trong đó 6 bể tôm được nuôi dưới ánh sáng nhân tạo từ các bộ đèn Philips AquaAdvance 260W, kết hợp với 2 công thức chiếu sáng, và các thiết bị điều khiển độ sáng để tạo mức sáng phù hợp tùy theo thời điểm trong ngày và nhu cầu của tôm; và 3 bể tôm không sử dụng bất kỳ ánh sáng nhân tạo. Giai đoạn 2 được thực hiện trong 10 tuần, đến khi tôm đạt trọng lượng bình quân 35g, với 8 bể tôm có sử dụng đèn Philips AquaAdvance 260W, kết hợp 3 công thức chiếu sáng, và các thiết bị điều khiển độ sáng; và 2 bể tôm không sử dụng bất kỳ ánh sáng nhân tạo.

Bể nuôi tôm thử nghiệm với đèn Philips AquaAdvance 260W tại huyện Cần Giờ.

Bể nuôi tôm thử nghiệm với đèn Philips AquaAdvance 260W tại huyện Cần Giờ.

 Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm được nuôi kết hợp với quang phổ ánh sáng xanh lam và xanh lục cùng các công thức chiếu sáng năng động tăng trưởng nhanh hơn, cho sản lượng cao hơn và có sức kháng bệnh tốt hơn tôm nuôi trong môi trường ánh sáng hoàn toàn tự nhiên. Cụ thể, trong giai đoạn 1, tôm nuôi trong các bể kết hợp sử dụng ánh sáng nhân tạo với độ sáng và thời gian chiếu sáng được kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng nhanh hơn 18% so với tôm nuôi theo cách truyền thống không có sự hỗ trợ của thiết bị chiếu sáng. Tương tự, ở giai đoạn 2, tôm nuôi trong các bể này có kích cỡ lớn hơn 32%, khả năng chống lại mầm bệnh và miễn dịch tốt hơn với tỷ lệ sống sót tăng 35%. Không chỉ giúp tăng năng suất 47% và cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn 22%, việc nuôi tôm kết hợp ánh sáng nhân tạo còn cho phép nhà nông duy trì hoạt động nuôi trồng tôm, đặc biệt là trong mùa mưa bão, để có thể thu hoạch quanh năm, trong khi vẫn giảm thiểu được lượng chất thải trong nước.

Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, Signify Việt Nam và ShrimpVet đã đi đến thỏa thuận hợp tác trên một quy mô toàn diện hơn nhằm nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao sử dụng các giải pháp chiếu sáng tiên tiến.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại thành phố Huế

Sau khi xét nghiệm, kết quả xác định đàn lợn của ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Nam Đông, TP Huế) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất