| Hotline: 0983.970.780

Gia súc chết rét được hỗ trợ thế nào?

Thứ Năm 14/01/2021 , 16:48 (GMT+7)

Chỉ hỗ trợ thiệt hại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp ứng phó, phòng chống rét theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Đợ rét đậm, rét hại thời gian qua đã và đang gây thiệt hại lớn về gia súc tại nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh việc khẩn trương triển khai phòng chống đói rét cho gia súc, việc rà soát, thống kê vật nuôi bị thiệt hại do rét gây ra nhằm sớm có giải pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại khôi phục sản xuất cũng hết sức cấp thiết.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2027 (sau đây gọi là Nghị định 02) về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tại, dịch bệnh (trong đó có thiệt hại do rét).

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: TS

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: TS

Vậy người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại do rét, cần phải đảm bảo các điều kiện nào thì được xem xét hỗ trợ thiệt hại, thưa ông?

Theo Nghị định 02, đối với người chăn nuôi, điều kiện để được xem xét hỗ trợ thiệt hại được khi đáp ứng tất cả các điều kiện:

Một là chăn nuôi không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

Hai là có đăng ký kê khai ban đầu và được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.

Ba là thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Bốn là về thời điểm xảy ra thiệt hại: Đối với thiên tai, trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn phải được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.

Vậy người dân có gia súc bị thiệt hại do rét, đảm bảo các điều kiện để xem xét hỗ trợ thì cần phải làm gì để sớm nhận được hỗ trợ, thưa ông?

Người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại, cần sớm khai báo đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm, chuồng trại, vật tư chăn nuôi bị thiệt hại để báo chính quyền cơ sở nhằm để được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, người dân bị thiệt hại cần phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo UBND cùng cấp giải quyết theo quy định.

Các hộ chăn nuôi không áp dụng thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó (chống rét cho gia súc) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, sẽ không được hỗ trợ khi thiệt hại. Ảnh: Toán Nguyễn

Các hộ chăn nuôi không áp dụng thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó (chống rét cho gia súc) theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, sẽ không được hỗ trợ khi thiệt hại. Ảnh: Toán Nguyễn

Hồ sơ xin hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (theo mẫu); kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu (theo mẫu); bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Về nguyên tắc hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại). Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất…

Ông có thể cho biết mức hỗ trợ đối với gia súc bị thiệt hại?

Theo Nghị định 02, một số đối tượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai (trong đó có thiệt hại do rét) được hỗ trợ với mức như sau:

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con. Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con.

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con…

Xin cảm ơn ông!

  • Tags:
Xem thêm
Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất