| Hotline: 0983.970.780

Giá lươn thịt bật tăng trở lại nhưng người nuôi vẫn chưa thoát lỗ

Thứ Hai 22/07/2024 , 20:34 (GMT+7)

ĐBSCL Giá lươn thịt bất ngờ tăng trở lại, đưa giá lươn loại 1 đạt mốc 100.000 đồng/kg, nhưng giá này vẫn thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi vẫn chưa thoát lỗ.

Thời gian qua, nghề nuôi lươn phát triển mạnh tại ĐBSCL, nguồn cung vượt cầu, giá giảm sâu khiến người nuôi lỗ nặng. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua, nghề nuôi lươn phát triển mạnh tại ĐBSCL, nguồn cung vượt cầu, giá giảm sâu khiến người nuôi lỗ nặng. Ảnh: Trung Chánh.

Thị trường lươn thịt tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang ấm dần lên khi giá lươn thương phẩm nuôi không bùn bằng thức ăn viên công nghiệp đã tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, so với cách đây khoảng 1 tháng. Theo đó, giá lươn thịt loại 1, hàng tuyển cỡ 4-5 con/kg, da vàng, được thương lái thu mua tại bồn nuôi từ 100.000 - 105.000 đồng/kg. Lươn thu hoạch bán xô ở mức 90.000 - 95.000 đồng/kg.

Ông Cao Văn Bé, một hộ nuôi lươn lâu năm tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cho biết, mặc dù giá lươn thịt đã tăng trở lại nhưng vẫn còn thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg, nên người nuôi vẫn chưa thoát lỗ. Theo ông Bé, đối với mô hình nuôi lươn không bùn bằng thức ăn công nghiệp, để đạt kích cỡ 200g/con phải nuôi ít nhất từ 10-11 tháng, giá thành trung bình khoảng 110.000 đồng/kg.

Hiện giá lươn loại 1, cỡ 4-5 con/kg, được thương lái thu mua từ 100.000 - 105.000 đồng/kg. Mặc dù giá đã tăng trở lại nhưng người nuôi vẫn chưa thoát lỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện giá lươn loại 1, cỡ 4-5 con/kg, được thương lái thu mua từ 100.000 - 105.000 đồng/kg. Mặc dù giá đã tăng trở lại nhưng người nuôi vẫn chưa thoát lỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Tại nhiều tỉnh, thành có phong trao nuôi lươn phát triển mạnh như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, trong khoảng 1 năm trở lại đây, giá lươn thịt giảm sâu, có thời điểm chỉ còn 70.000 - 75.000 đồng/kg, giảm khoảng 50% so với những tháng đầu năm năm 2023. Với mức giá này, người nuôi lỗ nặng. Nhiều hộ phải giảm mật độ thả nuôi, thậm chí không dám đầu tư, treo bồn chờ giá tăng trở. 

Thời gian qua, nghề nuôi lươn phát triển mạnh tại các tỉnh vùng nước ngọt ĐBSCL. Nhất là từ sau bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát, nông dân chăn nuôi nông hộ chuyển sang nuôi thủy sản, tận dụng chính chuồng nuôi heo để sửa lại thành bồn nuôi lươn không bùn. Số hộ nuôi tăng mạnh khiến nguồn cung vượt cầu, trong khi thị trường xuất khẩu lươn rất hạn chế, chủ yếu tiêu thụ nội địa, nên dội hàng, khó tiêu thụ. Một số hộ chuyển sang chế biến lươn khô, chà bông lươn nhưng cũng chưa nhiều.

Xem thêm
Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.