| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Bạc Liêu đang gặp khó đầu ra

Thứ Tư 08/12/2021 , 16:58 (GMT+7)

Bạc Liêu Nhiều hộ dân nuôi lươn không bùn tại Bạc Liêu đang đối mặt với khó khăn đầu ra. Trong đó, một số hộ đã tìm hướng chuyển sang làm khô lươn để tiêu thụ.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tham quan mô hình nuôi lươn không bùn tại xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tham quan mô hình nuôi lươn không bùn tại xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Đầu ra gặp khó

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn là một trong những mô hình được bà con nông dân trong tỉnh Bạc Liêu lựa chọn phát triển. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, lợi nhuận cao, dễ bán, được thương lái thu mua tận nơi với giá cao 160.000đ/kg, có thời điểm giá lươn thương phẩm loại nhất 4-5 con/kg lên đến 180.000đ/kg.

Với những khoản lợi nhuận cao từ mô hình nuôi lươn không bùn, nhiều nông dân trong tỉnh Bạc Liêu bắt đầu phát triển và nhân rộng. Tổng lượng con giống thả nuôi trong tỉnh Bạc Liêu ước tính trên 1 triệu con giống. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đang đứng trước những khó khăn vì giá lươn thương phẩm giảm mạnh, giá thức ăn, con giống tăng cao. 

Bà Lý Khánh Ly (ấp Thị trấn A, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) một trong những hộ nuôi lươn không bùn đạt năng suất cao trung bình 700-800kg/bể 8m2 cho biết: Với giá lươn thịt hiện nay loại 1 (lươn từ 4-5 con/kg) được thương lái thu mua với giá 110.000 – 120.000 đ/kg, sau khi trừ đi chi phí sản xuất như con giống, điện, nước, thức ăn, thuốc, xây dựng bể nuôi…thì lợi nhuận chỉ còn 15.000 – 20.000đ/kg nếu nuôi đạt tỉ lệ sống 85% trở lên.

Cũng theo bà Ly, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá lươn giảm mạnh, những hộ đã thu hoạch lươn không dám tái đầu tư. Mặt khác thị trường tại Bạc Liêu chưa có thương lái trong tỉnh thu mua, lươn thương phẩm chủ yếu bán cho thương lái từ Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang.

Chế biến khô lươn

Anh Lê Trọng Khanh, ấp Tam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) cho biết: Gia đình anh hiện có 25 bể lươn nuôi, trung bình mỗi đợt nuôi kéo dài khoảng 12 tháng, lươn đạt trọng lượn từ 3 – 4 con/kg, sau đó lươn được thả nuôi liên tục, từ 1 - 2 tháng thì xuất bán một lần, mỗi lần xuất bán khoảng 1 tấn kg lươn thịt. Lươn chủ yếu được xuất bán cho các thương lái tại các tỉnh trong khu vực như Hậu Giang, Sóc Trăng.

Tuy nhiên, theo anh Khanh thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dẫn đến giá lươn giảm liên tục. Hiện nay, giá lươn thịt chỉ còn khoảng 115.000 – 120.000 đồng/kg. Trong khi đó người nuôi lươn muốn bán giá có lãi thì lươn phải đạt khoảng 150.000 đồng/kg. Hiện gia đình anh Khanh còn khoảng 6 tấn lươn thịt chưa xuất được do giá thấp. Trước thực tế trên, thời gian qua gia đình anh đã nghiên cứu chuyển sang làm khô lươn để bán.

Theo anh Khanh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp không thể ngồi trông chờ giá mãi nên đã tìm hiểu quy trình làm khô lươn. Sau một thời gian những mẻ khô lươn làm ra được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá rất cao.

Để giải quyết khó khăn đầu ra, anh Khanh đã chuyển hướng sang làm khô lươn. Ảnh: Trọng Linh.

Để giải quyết khó khăn đầu ra, anh Khanh đã chuyển hướng sang làm khô lươn. Ảnh: Trọng Linh.

“Khô lươn làm ra được bán với giá 500.000 đồng/kg, khoảng từ 3,2 – 3,5 kg lươn thịt thì được một kg khô lươn thương phẩm. Hiện nay, khô lươn rất được ưa chuộng và xuất bán đi nhiều tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên, số lượng khô lươn thương phẩm rất lớn, khó khăn hiện nay là mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Nếu thuận lợi sẽ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm và đăng ký thương hiệu OCOP này”, anh Khanh chia sẻ.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất