| Hotline: 0983.970.780

Dùng đèn led trồng hoa cúc, lợi nhuận tăng hơn 20%

Thứ Hai 07/08/2023 , 09:28 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Sản xuất hoa cúc áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn led cho lợi nhuận trên 400 triệu đồng/ha, cao hơn 22% so với mô hình sử dụng bóng đèn compact.

Tiết kiệm 20 - 30 tỷ đồng/năm cho sản xuất hoa cúc

Lâm Đồng là một trong những địa phương có diện tích sản xuất hoa lớn nhất cả nước với khoảng 9.000 ha/năm, cơ cấu các giống hoa khá đa dạng, hoa trồng được quanh năm với chất lượng vượt trội so với các vùng sản xuất khác. Trong đó, diện tích canh tác hoa cúc khoảng 3.000 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 1,3 tỷ cành/năm.

Với điều kiện thời tiết, khí hậu ôn đới mát mẻ, hoa Lâm Đồng được trồng quanh năm với chất lượng vượt trội so với các vùng sản xuất khác. Ảnh: Minh Hậu.

Với điều kiện thời tiết, khí hậu ôn đới mát mẻ, hoa Lâm Đồng được trồng quanh năm với chất lượng vượt trội so với các vùng sản xuất khác. Ảnh: Minh Hậu.

Trong sản xuất hoa cúc, để đảm bảo quá trình sinh trưởng, ra hoa và chất lượng cành hoa, việc bổ sung quang chu kỳ (chiếu sáng bằng điện) là điều kiện tiên quyết. Theo đánh giá, việc sản xuất mỗi ha hoa cúc phải sử dụng khoảng 1,6 nghìn bóng đèn với thời gian bổ sung quang cho hoa thương phẩm từ 30 - 35 ngày. Trong trường hợp sản xuất giống, việc chiếu sáng phải duy trì suốt mùa vụ, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 7 - 8h.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (gọi tắt Trung tâm rau hoa, thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, đóng tại phường 12, TP Đà Lạt), ở Lâm Đồng, với diện tích khoảng 3 nghìn ha hoa cúc thương phẩm như hiện nay, mỗi năm việc sản xuất cần khoảng 4,8 triệu bóng đèn.

"Loại bóng đèn hiện nay đang được sử dụng phổ biến là đèn compact với công suất từ 20 - 25W. Đối với bóng đèn này, nếu tính tổng diện tích trên toàn tỉnh Lâm Đồng, lượng điện năng tiêu thụ dao động từ 16,8 triệu kW đến 28,8 triệu kW, tương đương với số tiền từ 33,6 - 53,7 tỷ đồng/năm. Điều này cho thấy, việc tìm ra những giải pháp chiếu sáng mới cho cây hoa cúc là rất cần thiết để giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ, giảm chi phí đầu tư cũng như góp phần bảo vệ môi trường", TS Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc Trung tâm rau hoa cho biết.

Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng đèn led có thể tiết kiệm khoảng 20 - 30 tỷ đồng/năm cho sản xuất hoa cúc ở Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng đèn led có thể tiết kiệm khoảng 20 - 30 tỷ đồng/năm cho sản xuất hoa cúc ở Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Nhận thấy điều đó, năm 2015, Trung tâm rau hoa đã phối hợp với Công ty Rạng Đông, Công ty Elcomtec của Hàn Quốc nghiên cứu và thử nghiệm bóng đèn led phục vụ sản xuất hoa cúc tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.

Tại đây, Trung tâm rau hoa đã phối hợp với Hội Nông dân địa phương hỗ trợ 50 hộ dân xây dựng mô hình với tổng diện tích 5ha. Các hộ dân được hỗ trợ 70% chi phí về giống, bóng đèn led, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, Trung tâm tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc thương phẩm, kỹ thuật sử dụng đèn led cho nông dân.

Việc đưa đèn led vào sản xuất đã nâng cao chất lượng cành hoa cúc, giảm thấp nhất chi phí điện năng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Sử dụng loại đèn led có công suất từ 6 - 9W giúp chi phí điện năng cho sản xuất hoa cúc giảm và có thể tiết kiệm khoảng 20 - 30 tỷ đồng/năm cho ngành sản xuất hoa cúc ở Lâm Đồng. Ngoài ra, tuổi thọ của đèn led cao hơn khoảng 15 - 20 lần so với các loại đèn khác, vật liệu sản xuất thân thiện với môi trường.

Lợi nhuận tăng thêm hơn 20%

TS Nguyễn Thế Nhuận cho biết, đối với các mô hình sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn led, hoa cúc sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao cây được đảm bảo. Đặc biệt, khả năng phân hóa mầm hoa, năng suất và chất lượng cành hoa tốt.

Các mô hình sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn led, hoa cúc sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao cây được đảm bảo. Ảnh: Minh Hậu.

Các mô hình sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn led, hoa cúc sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao cây được đảm bảo. Ảnh: Minh Hậu.

Ở các mô hình này, hoa cúc có sự phát triển đồng đều, ít bị sâu bệnh, tỷ lệ cành hoa loại A đạt trên 70%. Lượng điện năng tiêu thụ cho 1ha/vụ khi sử dụng đèn led hết khoảng 2.400kW, giảm 2/3 so với sử dụng loại đèn compact. Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đèn led đạt trung bình trên 860 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt trên 400 triệu đồng/ha, cao hơn 22% so với mô hình sử dụng bóng đèn compact.

“Các bộ phận của bóng đèn led được sản xuất bằng mica, hợp kim nhôm nên tuổi thọ của bóng đèn đạt từ 50.000 - 60.000 giờ, đặc biệt cấu tạo bóng đèn led không chứa thủy ngân, do vậy rất an toàn cho môi trường và người lao động”, TS Nguyễn Thế Nhuận nói.

Theo số liệu của Hội Nông dân TP Đà Lạt, diện tích sản xuất hoa cúc ứng dụng công nghệ đèn led đến thời điểm hiện tại đạt khoảng gần 300ha. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% diện tích sản xuất hoa cúc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ ứng dụng công nghệ đèn led cho chiếu sáng bổ sung.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.