| Hotline: 0983.970.780

Đúc chậu, trồng hoa lãi khá

Thứ Tư 05/02/2020 , 10:50 (GMT+7)

Nghề đúc chậu kết hợp trồng hoa, mang lại cho gia đình anh Trương Đức Phước ở khu phố Kim Sơn, phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa  - Vũng Tàu mỗi năm vài trăm triệu đồng.

img-4074095739888
Vừa làm chậu, vừa trồng cúc cho thu nhập cao.

Những ngày đầu năm mới, anh Phước bắt tay vào triển khai công việc cho một mùa vụ mới. Đang tất bật công việc đúc chậu, gom phân hữu cơ vào ủ hoai, anh Phước kể, dịp Tết Nguyên đán năm nay vườn hoa của gia đình anh xuất bán cho thương lái khoảng 6.000 chậu như: cúc đại đóa, pha lê, vạn thọ, mào gà, nhưng chủ yếu là cúc đại đóa. Giá bán cho thương lái tại vườn từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng mỗi cặp.

Đặc biệt hoa cúc đại đóa, loại chậu có đường kính 1,5m có giá 8 triệu đồng/cặp. Mỗi năm vườn hoa cho thu nhập khoảng 700 triệu. Sau khi trừ chi phí anh thu lời khoảng một nửa.

Theo anh Phước, cứ sau tết anh bắt tay vào làm chậu, thu gom phân hữu cơ về ủ. Chậu sản xuất có nhiều loại, kích thước cũng khác nhau về đường kính. Loại nhỏ 0,4m loại lớn 1,5m. Đến tháng 7 âm lịch là anh xếp giá thể vào chậu, qua đầu tháng 8 âm lịch cấy cây giống lên.

Giá thể bao gồm đất tơi xốp, phân bò ủ hoai và tro trấu, mỗi loại chiếm 1/3. Cây giống được mua từ Đà Lạt. Tùy loại chậu lớn nhỏ để cấy lượng cây giống lên sao cho khi hoa nở là kích thước hoa đẹp nhất. Cây giống sau khi cấy khoảng 10 ngày là phải đốt đèn cho đến 20/10 âm lịch.

“Việc đốt đèn ban đêm là do các loại hoa này thuộc loại cây ngắn ngày nên trong thời gian đầu, cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo các chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì thời gian sinh trưởng của cây dài hơn, thân cao, lá to, khi ra hoa có chất lượng tốt hơn”, anh Phước chia sẻ.

“Hoa trồng thì đã có mối từ các tỉnh như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và thương lái trong tỉnh đến đặt hàng từ đầu vụ", anh Phước chia sẻ thêm.

Cây phát triển sau 15 ngày thì tiến hành bấm ngọn, sau đó chọn 2 chồi khỏe nhất để lại cho phát triển ra hoa về sau. Khi cây cao khoảng 35-40cm thì tiến hành cắm tăm để giữ cho cây phát triển thẳng đứng, định hình chậu hoa đẹp, theo dõi cây phát triển tỉa bớt cành, nụ để hoa to và nở đồng loạt.

Việc trồng hoa trong chậu đòi hỏi công chăm bón cao hơn trong đất. Để đảm bảo cho giá thể trồng luôn tơi xốp, cây sinh trưởng tốt, hàng ngày tưới nước hai lần, sử dụng các loại phân vô cơ tưới phun qua lá, dùng một số hóa chất và thuốc trừ sâu bệnh để phòng trừ cho cây. Nhất là các bệnh như rệp, sâu xanh, sâu cuốn lá, bệnh đốm xám, đốm vàng, đốm nâu, bệnh héo vi khuẩn…

Với gần 10 năm làm chậu và trồng hoa tết, anh Phước đã có thị trường tiêu thụ ổn định, không phải lo đầu ra cho việc bán hoa và bán chậu. Ngoài việc làm chậu để trồng hoa tết, anh còn cung cấp ra thị trường đủ các loại chậu, từ chậu xi măng, chậu nung đến các loại châu men cao cấp.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.