| Hotline: 0983.970.780

Dưa lưới VietGAP lần đầu 'bén duyên' vùng núi cát

Thứ Năm 08/08/2024 , 10:24 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên ở vùng núi cát xã Quảng Thái đã từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm nông nghiệp truyền thống của nông dân địa phương.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế và chính quyền địa phương đến thăm mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của ông Trần Trọng. Ảnh: Công Điền.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế và chính quyền địa phương đến thăm mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của ông Trần Trọng. Ảnh: Công Điền.

Giữa cái nắng trưa hè như đổ lửa, lão nông Trần Trọng dẫn chúng tôi "mục sở thị" mô hình trồng dưa lưới ở vùng rú cát ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời tại thôn Trung Kiều, xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Đây là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên trên địa bàn xã Quảng Thái, mang lại hiệu quả về kinh tế vượt trội so với sản xuất thông thường. Đồng thời góp phần từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm nông nghiệp của nông dân trên địa bàn xã.

Năm 2023, lần đầu tiên ở Quảng Thái có một dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Với đa phần người dân vốn xưa nay chỉ trồng trọt theo tập quán truyền thống thì đây là một "cột mốc" tạo bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao lần đầu được thực hiện tại vùng rú cát Quảng Thái mở ra cơ hội mới cho nhiều nông dân. Ảnh: Công Điền.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao lần đầu được thực hiện tại vùng rú cát Quảng Thái mở ra cơ hội mới cho nhiều nông dân. Ảnh: Công Điền.

Theo ông Trọng, khi hay tin về dự án nông nghiệp công nghệ cao này, hầu hết nông dân địa phương đều dè dặt, hoài nghi về hiệu quả của dự án bởi xưa nay ở vùng rú cát khô cằn này đến cỏ cây còn không sống nổi, nói gì đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thế rồi, giữa những lời bàn tán vào ra, ông Trần Trọng với bản lĩnh của một nông dân từng "ăn dầm nằm dề" nơi vùng rú cát này cả chục năm vẫn mạnh dạn thực hiện dự án. Trên diện tích đang trồng cây tràm nhiên liệu, từ nguồn vốn hỗ trợ 5,4 tỷ đồng, ông Trần Trọng bắt tay cải tạo đất để thực hiện mô hình.

Bước đầu tiên ông dựng 2 khu vực nhà màng với tổng diện tích 2.100m2. Sau đó tiến hành trồng mỗi khu 2.400 gốc dưa lưới/vụ theo hình thức xen kẽ, mỗi lứa cách nhau 60 ngày. Các giống dưa được lựa chọn trồng gồm dưa lưới Đông Phong, Ichiba và dưa lê Kim Hoàng Hậu.

Nhà màng của ông Trọng chủ yếu trồng dưa lưới Đông Phong, dưa lưới Ichiba và dưa lê Kim Hoàng Hậu. Ảnh: Công Điền.

Nhà màng của ông Trọng chủ yếu trồng dưa lưới Đông Phong, dưa lưới Ichiba và dưa lê Kim Hoàng Hậu. Ảnh: Công Điền.

Bên trong, hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh của Israel được đầu tư giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn. Toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và tuân thủ đầy đủ quy trình VietGAP.

"Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới có ưu điểm giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong vườn", ông Trọng chia sẻ.

Theo ông Trọng, mỗi vụ dưa lưới kéo dài từ 85 - 90 ngày, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và cây dưa sinh trưởng tốt thì trên diện tích 2 nhà màng sẽ cho sản lượng thu hoạch đạt khoảng 9,6 tấn, giá bán từ 40 - 45 nghìn đồng/kg, mỗi năm có thể trồng được 3 vụ.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông dân vùng rú cát Quảng Thái. Ảnh: Công Điền.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông dân vùng rú cát Quảng Thái. Ảnh: Công Điền.

Ông Phạm Công Phước, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cho biết: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của ông Trần Trọng đã mở ra hướng đi triển vọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương, giúp nông dân trên địa bàn chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đặc biệt là ở vùng rú cát.

Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, khuyến khích, tuyên truyền để bà con đẩy mạnh sản xuất theo hướng liên kết và bao tiêu sản phẩm; tích cực tìm kiếm thị trường, tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.