| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Dịch khảm lá sắn và sâu keo mùa thu diễn biến phức tạp

Thứ Năm 11/07/2019 , 12:09 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, dịch khảm lá sắn đã từng xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ tháng 6/2018. Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây dịch có chiều hướng tăng nhanh...

Tính đến đầu tháng 7/2019, toàn tỉnh có gần 451 ha sắn bị bệnh (chiếm trên 4% diện tích sắn toàn tỉnh). Nguyên nhân dịch khảm lá sắn lây lan do nông dân không sử dụng giống sắn kháng bệnh, diện tích trồng tự phát lớn nhưng vẫn sử dụng giống sắn nhiễm bệnh để tái sản xuất; khâu kiểm soát giống chưa tốt; việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch chưa hiệu quả…

Dịch bệnh khảm lá sắn đang có chiều hướng tăng nhanh trên đồng ruộng tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, bệnh sâu keo mùa thu trên cây bắp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay cũng đã xuất hiện với gần 405 ha bị nhiễm bệnh. Hầu hết các giống bắp đang trồng đại trà trên đồng ruộng đều bị sâu keo mùa thu gây hại và bệnh có chiều hướng lây lan nhanh.

Cần tích cực trong công tác kiểm tra, phát hiện sớm dịch bệnh để phòng trừ.

Tại hội nghị phòng, chống bệnh khảm lá sắn và sâu keo mùa thu trên cây bắp năm 2019, do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV lưu ý: Đối với sâu keo mùa thu, nông dân phải thăm đồng thường xuyên, phát hiện ổ dịch và sớm xử lý để đạt hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ BVTV cơ sở tại các địa phương cần tích cực kiểm tra, phát hiện sớm để phòng trừ hiệu quả. Đặc biệt, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu keo mùa thu; với dịch khảm lá sắn cũng cần nhân rộng mô hình sử dụng giống chống chịu được bệnh.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất