| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra vùng sắn nhiễm nặng bệnh khảm lá

Thứ Sáu 08/03/2019 , 15:09 (GMT+7)

Ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, trên cương vị là Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống dịch bệnh khảm lá sắn, đã đến tỉnh Tây Ninh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại đây.

14-51-14_1
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình trồng 160ha giống sạch bệnh tại huyện Tân Châu, Tây Ninh

Cùng đi có ông Hoàng Trung, Cục trưởng BVTV - Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống dịch bệnh khảm lá sắn (BCĐ) và đại diện các Vụ, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông QG, các Viện Di truyền, Viện BVTV.

Theo báo cáo của Cục BVTV, diện tích trồng sắn của 15 tỉnh khu vực phía Nam và Tây nguyên đến nay đạt gần 228 ngàn ha, trong đó có hơn 25 ngàn ha bị nhiễm bệnh khảm lá sắn tại 12 tỉnh, trong đó Tây Ninh đứng đầu với diện tích bị nhiễm lên tới 22 ngàn ha.

Theo ông Võ Đức Trong (GĐ Sở NN-PTN), từ ngày thành lập, BCĐ đã chỉ đạo rất quyết liệt, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 chương trình nghiên cứu sản xuất giống sắn sạch bệnh của Viện di truyền, Viện BVTV, Trung tâm nghiên cứu Hưng Lộc. Trong đó, TT Hưng Lộc đã thuê 1ha ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu nhằm nghiên cứu các dòng sắn sạch bệnh, hiện đã có 9/203 dòng có biểu hiện kháng bệnh KLS; còn Viện di truyền đã nhập 250 nguồn sắn quốc tế đưa về khảo nghiệm nhằm tìm ra giống kháng.

“Những ngày cuối năm 2018, Bộ đã triển khai nhanh chóng cho tỉnh Tây Ninh tiến hành trồng 100ha giống sắn sạch bệnh KM94. Theo đánh giá, năm nay do thời tiết thuận lợi cộng với sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ từ TW đến địa phương nên nhìn chung dịch bệnh có suy giảm, có khi còn giảm hơn so mấy năm trước. Hiện, giá sắn rất tốt, bình quân 2.900 đồng/kg củ tươi, trong khi giá mía lại giảm còn chưa đến 800 ngàn đồng/tấn nên bà con nông dân phá gốc mía để trồng sắn, dẫn đến việc diện tích sắn tăng lên rất mạnh, đã lên gần 60 ngàn ha (năm 2018 chỉ có 50 ngàn ha - PV)”, ông Trong nói.

14-51-14_2
Mặc dù chưa thu hoạch nhưng giống KM 94 sạch bệnh dự báo cho năng suất cao

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đến kiểm tra thực tế mô hình sản xuất giống sắn sạch bệnh được Sở NN-PTNT phối hợp với TT Khuyến nông Quốc gia triển khai trồng thí điểm trên 160ha tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu. Trong đó, sản xuất cây giống ở vùng lõi khoảng 100ha, còn lại 60ha xung quanh xây dựng vùng vành đai bảo vệ và thực hiện các biện pháp hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn loài bọ phấn trắng, tác nhân của bệnh KLS tấn công cây giống.

Giống sắn được trồng thí điểm là KM94 sạch bệnh được chuyển giao từ TT Hưng Lộc hiện gần 3 tháng tuổi. Nhờ áp dụng tổng hợp các biện pháp khoa học, phòng trừ bọ phấn trắng, cây sắn của mô hình phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp từ 2 - 10% (vùng nhiễm nhiều thuộc diện tích 60ha vùng vành đai bảo vệ, do còn nhiều diện tích cao su liền kề - PV).

Sau khi nghe ông Võ Đức Trong báo cáo nhanh, Thứ trưởng Doanh đề nghị ngành NN-PTNT tỉnh cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng và virus gây bệnh KLS cho đến lúc thu hoạch, bảo đảm cây giống sạch bệnh cung cấp bước đầu cho nông dân trong vùng.

Tiếp đến, ông Doanh cùng các thành viên trong BCĐ đi kiểm tra 3ha trồng giống sắn KM419 của hộ ông Nguyễn Văn Minh, ở ấp Hội Thạnh, xã Tân Hội. Giống sắn này đang bị nhiễm bệnh KLS, tuy nhiên khi thu hoạch vẫn cho năng suất 25 - 30 tấn, với giá bán hiện nay vẫn có lãi hơn so trồng cây mía.

14-51-14_6
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đi kiểm tra diện tích 1ha khảo nghiệm 203 nguồn giống sắn, trong đó 9 nguồn giống có khả năng kháng bệnh KLS

“Sau khi kiểm tra đồng ruộng, nhận thấy các loại giống sắn chủ lực tại đây đã có thay đổi đáng kể, như giống HLS-11 giảm rất mạnh 50% (là giống nhiễm bệnh cao đã được Bộ NN-PTNT nghiêm cấm mua bán, sử dụng từ tháng 6/2018 - PV). Sắp tới, cần tiếp tục đẩy mạnh giống sạch bệnh và giống kháng, trong đó giống K94 nên ưu tiên số 1. Chúng ta cứ lấy giống sạch bệnh nhân ra, Bộ NN sẽ tiếp tục hỗ trợ giống sạch bệnh cho Tây Ninh sản xuất nhân giống, chọn ra một số nông dân điển hình để đảm nhận việc này, bây giờ 100ha giống, sang năm nhân ra được 1.000ha và tiếp tục như thế”, Thứ trưởng Doanh nhấn mạnh.

“Hiện nay,áp lực nguồn bệnh tại địa phương lớn, không cách ly được với khu vực đại trà, do mía là cây trồng trọng điểm trong vùng nhưng giá cả thấp nên nhiều nông dân đã và đang chuyển sang trồng sắn, ngay cả trong vùng bị nhiễm bệnh KLS. Trong khi Cục Trồng trọt khuyến cáo không cho sử dụng giống sắn KM419 vì bị nhiễm KLS, trái lại, đây lại là giống chủ lực của địa phương đang trồng chiếm tỉ lệ lên tới 45%”, ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.

 

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.