| Hotline: 0983.970.780

Diện tích cá tra của Đồng Tháp năm 2023 tăng hơn 17%

Thứ Bảy 16/12/2023 , 07:57 (GMT+7)

Tính đến tháng 11/2023, diện tích lũy kế nuôi cá tra của Đồng Tháp ước đạt 2.450ha, đạt 111,3% so với kế hoạch năm, tăng 17,3% so cùng kỳ.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Đồng Tháp là tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất ĐBSCL với trên 2.500ha, chiếm trên 34,8% sản lượng cá tra toàn vùng. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Đồng Tháp so với cả nước chiếm khoảng gần 40%; cung cấp hàng năm khoảng 60% sản lượng cá tra giống cho vùng ĐBSCL.

Cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp. Ảnh: LHV.

Cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp. Ảnh: LHV.

Tỉnh Đồng Tháp đã lựa chọn cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai xây dựng nhiều mô hình chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra, mang lại những kết quả đáng khích lệ.

Tính đến tháng 11/2023, diện tích lũy kế nuôi cá tra của Đồng Tháp ước đạt 2.450ha, đạt 111,3% so với kế hoạch năm, tăng 17,3% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 505.000 tấn; xuất khẩu ước đạt 270.077 tấn; kim ngạch ước đạt 847 triệu USD và đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản (chủ yếu là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu) với tổng công suất thiết kế khoảng hơn trên 500.000 tấn/năm, thu hút hơn 25.000 lao động.

Ông Huỳnh Tất Đạt thông tin thêm, nhằm hướng tới nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng cá tra, phát triển sản xuất cá tra thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 309/KH-UBND về phát triển cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 theo hướng bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất