| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh cải tạo đàn gia súc bằng thụ tinh nhân tạo

Thứ Năm 21/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, giúp người dân chủ động cải tạo được con giống, từng bước nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện chương trình “Cải tạo đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”.  

Toàn Quảng Trị hiện có hơn 93.700 con trâu, bò. Những năm qua, chăn nuôi được xác định là một trong những thế mạnh của tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

14-15-56_ton_9747

Tuy nhiên việc phát triển đàn trâu, bò chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nguyên nhân chính là do người dân chăn nuôi trâu, bò mang tính truyền thống, chăn thả tự do nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết làm giảm tầm vóc và sức sản xuất của vật nuôi, dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.

Năm 2018, thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã chỉ đạo thụ tinh nhân tạo được 11.000 con bò, tỷ lệ phối giống thụ tinh nhân tạo đạt từ 90 - 95%. Bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển nhanh, ưu thế lai nỗi trội, khối lượng sơ sinh trung bình từ 22 - 28kg/con, tăng trọng bình quân 15 - 17kg/con/tháng, bê lai 6 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân trên 100kg/con, với giá bán 6 - 8 triệu đồng/con. Bò 1 năm tuổi có giá khoảng 10 - 14 triệu đồng, giá bán bò lai cao hơn bò nội từ 2 - 3 triệu đồng.

Như vậy, ước tính một năm có khoản trên 9.500 bê lai ra đời. Chương trình cải tạo đàn bò đã mang về lợi nhuận cao hơn nuôi bò nội cho nông dân toàn tỉnh hơn 20 tỷ đồng/năm.

Anh Phan Văn Bình ở thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong là một trong những chủ hộ nuôi bò nhiều năm nay, nhưng chủ yếu cho bò phối giống tự nhiên. Sau khi được tuyên truyền, gia đình anh quyết định áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái giống.

Anh Bình cho biết: “Sau khi gia đình tôi áp dụng thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái giống. So với thụ tinh truyền thống tôi thấy bê con sinh ra từ phương pháp mới này có tầm vóc cao hơn, cân nặng hơn 3 - 4kg, sức đề kháng cũng cao hơn. Từ kết quả thực tế của gia đình tôi, nhiều hộ dân trong vùng đã đến xem và đã học tập làm theo. Hiện trong thôn chúng tôi hầu hết các hộ chăn nuôi bò đều áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo này”.

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục triển khai chương trình cải tạo đàn trâu bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với kế hoạch phối giống trên 12.000 con, đặc biệt lần đầu tiên và áp dụng trên đối tượng đàn trâu trên với số lượng khoảng 300 con. Hiện trên địa bàn tỉnh có 33 dẫn tinh viên. Đến thời điểm hiện nay Trung tâm Khuyến nông đã chỉ đạo đội ngũ dẫn tinh viên phối được 820 con bò, 10 con trâu.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tư, thôn Tân Trại, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh là một trong những hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi trâu cái. Trước đây, mỗi khi đến kỳ sinh sản gia đình anh chủ yếu nhân giống trâu bằng phương pháp truyền thống của địa phương. Năm 2019, gia đình anh triển khai kỹ thuật ứng dụng lai giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Sau khi được dẫn tinh viên phối giống cho trâu cái của gia đình, anh Tư đã được cán bộ kỹ thuật chăn nuôi của Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu cái sau khi thụ tinh nhân tạo. Thấy việc áp dụng kỹ thuật mới rất dễ dàng, không ảnh hưởng đến đàn vật nuôi, quá trình thụ tinh nhân tạo cho trâu cái của gia đình thành công, anh rất phấn khởi.

Theo ông Nguyễn Trung Hậu, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Ngoài việc tuyên truyền cho bà con thực hiện chăm sóc thật tốt đàn trâu, bò cái, theo dõi sát sức khỏe đàn trâu, bò để kịp thời phối giống đúng quy trình kỹ thuật, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo đội ngũ dẫn tinh viên thực hiện tốt hoạt động thụ tinh nhân tạo cho đàn gia súc. Việc phát triển đàn trâu, bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, trong thời gian tới sẽ là hướng đi mới tạo ra con lai F1, F2 có năng suất, chất lượng tốt.

Việc triển khai chương trình cải tạo đàn trâu, bò bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo sẽ khắc phục triệt để tình trạng thiếu trâu, bò đực giống và thiếu đực giống tốt, suy thoái đàn trâu, bò đang diễn ra do cận huyết. Tạo bước đột phá trong cải tạo tầm vóc thể trạng và sức sản xuất của đàn trâu, bò, năng cao năng suất, mở ra hướng đi mới có nhiều triển vọng. 

 

Xem thêm
Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất