| Hotline: 0983.970.780

Dấu mốc mới xuất khẩu vú sữa tím Kế Sách

Thứ Hai 26/04/2021 , 18:03 (GMT+7)

Niên vụ 2020 – 2021, xuất khẩu vú sữa tím huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tăng gần gấp 2 lần so với niên vụ trước.

Năm 2021 là niên vụ thứ 3 vú sữa tím của huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Singapore.

Vượt qua những khó khăn xuất khẩu do đại dịch Covid -19, vú sữa tím của Kế Sách đạt được dấu mốc mới với sản lượng hơn 156 tấn trong niên vụ 2020 – 2021.

Vú sữa tím Kế Sách là mặt hàng trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Bá Quan. 

Vú sữa tím Kế Sách là mặt hàng trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Bá Quan. 

Hiện nay, huyện Kế Sách có diện tích trồng vú sữa hơn 1.800 ha, chủ yếu là giống vú sữa tím, tập trung tại các xã Xuân Hòa, Trinh Phú, Ba Trinh, diện tích cho trái khoảng 1.600 ha, sản lượng 48.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP là 92,8 ha, đã đăng ký 18 mã số vùng với diện tích 125,5ha của 140 nông hộ là thành viên của các HTX tại các vùng trồng vú sữa tập trung.

Sản phẩm vú sữa tím của HTX Nông nghiệp Trinh Phú được xếp hạng OCOP 4 sao. Trong niên vụ 2020 – 2021, các HTX cũng cung ứng gần 50 tấn vú sữa cho thị trường trong nước ở phân khúc chất lượng cao.

Theo bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu thì hiện nay, huyện Kế Sách là vùng có lợi thế và diện tích trồng vú sữa tím lớn nhất ĐBSCL. Do các vùng khác diện tích cây vú sữa giảm vì bị thiệt hại bởi mặn và dịch bệnh, vì vậy các cơ quan hữu quan cần phát huy lợi thế vùng trồng vú sữa tím thành vùng nguyên liệu ổn định để cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Niên vụ 2020 – 2021, xuất khẩu vú sữa tím Kế Sách tăng gần gấp 2 lần so với niên vụ trước là nhờ nhà vườn đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, cỡ trái do bên nhập khẩu đặt ra.

Nhờ các giải pháp canh tác, nhất là bọc trái, vú sữa tím Kế Sách ngày càng nâng cao được giá trị xuất khẩu. Ảnh: Vũ Quan.

Nhờ các giải pháp canh tác, nhất là bọc trái, vú sữa tím Kế Sách ngày càng nâng cao được giá trị xuất khẩu. Ảnh: Vũ Quan.

Đặc biệt, nhà vườn chuyển sang bao trái bằng túi ni-lon trong (được cải tiến) giúp trái mau lớn, nặng hơn nên cho năng suất cao, mẫu mã đẹp hơn so với các loại túi bao trái khác. Bọc túi ni-lon trong suốt cũng giúp quan sát được mức độ chín của trái, nên thuận lợi khi thu hoạch, không bị ruồi đục trái gây hại, không có dư lượng thuốc BVTV, chi phí thấp và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Thiên, Giám đốc HTX Quyết Thắng (xã Xuân Hòa) trăn trở: Trong thời gian tới, nhà vườn cần phải rải vụ (với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các nhà khoa học) để thời gian thu hoạch kéo dài lên 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch năm sau) thay cho thời gian cho hiện nay thu hoạch chỉ 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch năm sau.

Ông Hồ Văn Hội, Giám đốc HTX Nông nghiệp Trinh Phú (xã Trinh Phú) thì đề xuất, các doanh nghiệp cũng cần đặt hàng với các nhà khoa học để có quy trình bảo quản trái vú sữa với thời gian lâu hơn so với hiện nay để có thể chủ động thu mua và xuất khẩu sản lượng vú sữa lớn hơn cho nông dân.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức Động vật châu Á cứu hộ 2 cá thể gấu ngựa từ Yên Bái

Ngày 18/4, Tổ chức Động vật châu Á phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cứu hộ thành công hai cá thể gấu ngựa từ hộ dân tại huyện Trấn Yên.