| Hotline: 0983.970.780

Đang vụ cá Nam nhưng tàu cá nằm bờ la liệt vì thiếu dầu

Thứ Ba 30/08/2022 , 17:05 (GMT+7)

Đang cao điểm vụ cá Nam, song nhiều tàu cá tại Bình Thuận đành phải nằm bờ vì không mua được dầu.

Nhiều tàu cá Bình Thuận nằm bờ vì không mua được dầu để vươn khơi. Ảnh: KS.

Nhiều tàu cá Bình Thuận nằm bờ vì không mua được dầu để vươn khơi. Ảnh: KS.

Tại cảng cá Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong là một trong những nơi nhiều tàu cá đánh bắt thủy sản vùng lồng và bờ rất khó khăn trong việc mua dầu đi biển.

Theo bà con ngư dân, vào sáng 28/8, hầu hết các cửa hàng xăng dầu ở thị trấn Phan Rí Cửa đều báo hết dầu nên ngừng bán. Nhiều ngư dân đã chạy khắp nơi để tìm mua dầu nhưng đành bất lực phải cho tàu tạm gác vươn khơi.

Không chỉ ở cảng Phan Rí Cửa mà tại các cảng cá như Phan Thiết, Phú Hải… nhiều tàu cũng không thể vươn khơi, do các cây xăng, dầu tại đây cũng đồng loạt thông báo hết dầu.

Chị Trần Thị Huyền, ở xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), cho biết, sáng 29/8, vợ chồng chị dậy từ sáng sớm đi khắp các cây xăng dầu trên địa bàn TP. Phan Thiết mong mua được 150 lít dầu, để tàu nằm bờ đã nhiều ngày vươn khơi trở lại. Thế nhưng, vợ chồng chị đến cây xăng dầu nào cũng bị từ chối vì hết dầu.

Ngư dân buồn bã vì không mua được dầu để tàu vươn khơi. Ảnh: TH.

Ngư dân buồn bã vì không mua được dầu để tàu vươn khơi. Ảnh: TH.

Tương tự, ngư dân Đặng Tố, ở phường Hưng Long, TP Phan Thiết cho biết, mấy ngày nay ông cũng đi khắp các cây xăng dầu ở Phan Thiết tìm mua 4.000 lít đầu, để tàu có công suất 90CV của gia đình vươn khơi nhưng cũng không ai bán. Còn có nơi bán dầu nhưng họ hét giá quá cao, từ 27-30 ngàn đồng/lít nên chẳng ai mua nổi.

Trong khi đó, ngư dân Nguyễn Văn Phan, phường Đức Long (TP Phan Thiết) cho biết, tàu của gia đình ông vươn khơi cần 500 lít dầu. Nhưng do mua không đủ lượng dầu nên ông liên hệ tại một cây xăng ở huyện Hàm Thuận Nam mua thêm 240 lít. Ông đành chấp nhận mua với giá dầu cao ngất ngưởng 28 ngàn đồng/lít, cộng với phí vận chuyển về cảng Phan Thiết nữa là 700 ngàn đồng.

Như vậy tính ra ông phải mua với giá dầu khoảng 30 ngàn đồng/lít. Nhưng để tàu vươn khơi đánh bắt thủy sản, giữ bạn tàu nên đành “bấm bụng” phải mua.

Liên lạc với ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cho biết, tình trạng tàu thuyền trên địa bàn nằm bờ đã diễn ra 2-3 ngày nay. Nguyên nhân đúng là ngư dân không mua được dầu để tàu vươn khơi. Trong khi đó, ngư trường đang có cá nên ngư dân rất sốt ruột.

Nhiều chủ tàu tìm các cửa hàng mua dầu nhưng chẳng ai bán. Ảnh: KS.

Nhiều chủ tàu tìm các cửa hàng mua dầu nhưng chẳng ai bán. Ảnh: KS.

Còn ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết, Sở và Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra không phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu nào có hành vi đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

Tuy nhiên, trong mấy ngày vừa qua tình hình hoạt động xăng dầu trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cụ thể, một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đều hết mặt hàng dầu DO 0,05s để cung cấp cho các tàu cá và cho sản xuất, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Công thương Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có 298 cửa hàng xăng dầu, 15 tàu dầu và 2 kho xăng dầu. Trong ngày 29/8, lực lượng Quảnlý thị trường Bình Thuận phối hợp các đơn vị chức năng đã thực hiện giám sát đối với 266 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, phát hiện 1 cửa hàng đã tạm ngưng hoạt động do hết xăng dầu và đã tạm ngưng từ ngày 28/8 đến nay để sửa chữa. Bên cạnh đó, 17 cửa hàng ngưng bán dầu DO 0,05%S (xăng vẫn bán bình thường) vì hết hàng do không nhập được hàng từ thương nhân cung cấp.

Trước thực trạng trên Sở Công Thương Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu để bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho địa bàn tỉnh Bình Thuận. Cũng như không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, cung cấp đủ hàng và có giải pháp hỗ trợ cung cấp dầu cho các cửa hàng xăng dầu để ổn định tình hình địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.