| Hotline: 0983.970.780

Rà soát giá bán hàng hóa thiết yếu sau khi giá xăng giảm 4 đợt

Thứ Sáu 05/08/2022 , 19:48 (GMT+7)

TP.HCM Giá xăng được điều chỉnh giảm 4 đợt liên tiếp, Sở Tài chính TP.HCM đề nghị doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường rà soát mức giá bán hàng hóa thiết yếu.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM Trương Tiến Dũng cho rằng, giá xăng giảm liên tiếp 4 lần là tín hiệu đáng mừng, giúp chặn đà tăng của giá hàng hóa. Nhưng, để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thể kéo giá tiêu dùng xuống thì cần có thời gian, độ trễ. Nếu điều chỉnh giảm giá hàng hóa tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay, cần có nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa về cơ chế điều tiết giá trên thị trường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM Trương Tiến Dũng cho rằng, giá xăng giảm liên tiếp 4 lần là tín hiệu đáng mừng, giúp chặn đà tăng của giá hàng hóa. Nhưng, để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thể kéo giá tiêu dùng xuống thì cần có thời gian, độ trễ. Nếu điều chỉnh giảm giá hàng hóa tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay, cần có nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa về cơ chế điều tiết giá trên thị trường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sở Tài chính TP.HCM cho biết, tính từ thời điểm tháng 7/2022 đến đầu tháng 8, diễn biến giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 4 đợt liên tiếp với mức giá bình quân đối với mặt hàng xăng là 7.270 đồng/lít, dầu diezen là 6.110 đồng/lít. 

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác điều hành giá, bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, nhất là việc kiểm soát hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh, Sở Tài chính TP.HCM đề nghị các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường (mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu) rà soát mức giá bán đăng ký tham gia chương trình hiện nay, để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với mức biến động giảm giá của giá xăng dầu trong cơ cấu hình thành giá.

Trong trường hợp điều chỉnh giảm giá, doanh nghiệp có văn bản đăng ký giảm giá kịp thời gửi về Sở Tài chính TP.HCM. Trường hợp không điều chỉnh giảm giá, các doanh nghiệp có văn bản phản hồi, phân tích cụ thể cơ cấu hình thành giá để Sở Tài chính làm cơ sở xem xét điều chỉnh giá trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 4/8, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2022, lý giải về nguyên nhân giá xăng giảm liên tục nhưng giá cả hàng hóa thực phẩm vẫn ở mức cao, chưa có động thái giảm, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho rằng nguyên nhân là giá xăng chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất còn các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường vẫn đang nỗ lực kìm giá cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giá cước vận tải của các doanh nghiệp vận chuyển cũng chưa giảm nên nhiều mặt hàng khó giảm giá ngay khi giá xăng giảm.

Ông Phương cho biết, để giữ giá ổn định cho người tiêu dùng, Sở Công thương TP.HCM cũng đã có nhiều giải pháp, đơn cử như khuyến khích các nhà phân phối cân đối đầu vào - đầu ra nhằm giữ giá cho khách hàng; đồng thời, tiếp tục áp dụng các chương trình giảm giá để kích cầu tiêu dùng; tích cực kết nối với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất để doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm trong thời gian tới.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Tinh thần sống xanh hiện diện tại HCMC FOODEX 2025

TPHCM Triển lãm Quốc tế FOODEX 2025 tiếp tục là sân chơi kết nối các xu hướng ẩm thực xanh, sạch, trong đó có các sản phẩm hữu cơ đến từ Úc.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.