| Hotline: 0983.970.780

Giá lương thực thế giới đã tăng 30%

Thứ Bảy 06/11/2021 , 16:36 (GMT+7)

Chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, do nhu cầu mạnh mẽ và mùa vụ kém, theo báo cáo của Liên Hợp quốc.

Theo đó, chỉ số giá lương thực do Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) vừa công bố cho biết, đã tăng ở tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 10 vừa qua, tăng 3% so với tháng 9. Mức tăng này được thúc đẩy bởi giá dầu thực vật và lúa mì tăng mạnh.

Chỉ số giá thực phẩm của FAO theo dõi cũng cho thấy những thay đổi hàng tháng trên một loạt các mặt hàng thực phẩm. Cụ thể là chỉ số này đã tăng hơn 30% trong năm qua và hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2011.

Giá lúa mì, loại lương thực được trồng nhiều hơn bất kỳ loại cây trồng thương mại nào khác trên thế giới, đã tăng 5% trong tháng 10 do thu hoạch giảm từ các nhà xuất khẩu lớn bao gồm Canada, Nga và Mỹ. Trong khi đó, giá lúa mạch, gạo và ngô cũng tăng.

Giá dầu cọ, đậu nành, hướng dương và hạt cải dầu cũng được FAO đánh giá tăng 9,6%. Riêng giá dầu cọ tăng vọt vì lo ngại về sản lượng giảm mạnh ở Malaysia do tình trang khủng hoảng thiếu lao động.

Ngoài ra, FAO cho biết nhu cầu toàn cầu đối với một loạt các sản phẩm như sữa bột, thịt gia cầm, dầu thực vật và lúa mạch hiện đang đứng ở mức cao.

Nguồn cung cấp thực phẩm và giá cả đang chịu áp lực từ thời tiết khắc nghiệt , chuỗi cung ứng khó khăn, cùng tình trạng thiếu nhân công và chi phí sản xuất gia tăng.

Hiện nhiều siêu thị ở một số nền kinh tế lớn đã phải vật lộn để giữ cho các kệ hàng không bị bỏ trống trong thời kỳ đại dịch. Tại Vương quốc Anh, nơi tình trạng thiếu công nhân ngày càng trầm trọng do vấn đề Brexit, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã buộc phải loại bỏ các món phổ biến trong thực đơn vì tình trạng khan hiếm.

Đặc biệt trong tuần này, một thông tin thất thiệt về việc dự trữ thực phẩm từ Bộ Thương mại Trung Quốc đã khiến công chúng hoảng sợ lao đi mua sắm trước mùa đông.

Giá các loại hàng hóa thực phẩm tăng cũng đang dẫn đến chi phí cao hơn cho các công ty sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, đẩy giá tăng cho người mua sắm. Hiện các ông lớn như Unilever (UL), Kraft Heinz (KHC) và Mondelez (MDLZ) đều đã tăng giá các sản phẩm phổ biến của họ.

Dự báo sẽ có thể xảy ra việc cứu trợ lương thực- thực phẩm tại một số khu vực  trong thời gian tới.

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Trung Quốc đã tiếp tục đà giảm, giúp đẩy chỉ số giá thịt của FAO xuống mức giảm hàng tháng thứ ba liên tiếp và giá đường cũng giảm trong tháng 10, sau khi đã tăng trong sáu tháng liên tiếp.

(CNN)

  • Tags:
Xem thêm
Thay đổi điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thay đổi về điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hỗ trợ người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn là động lực để người lao động tái nhập thị trường lao động.

Dabaco có thể điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng gấp đôi

BẮC NINH Với lợi nhuận quý I/2025 hơn 500 tỷ đồng, quý II dự kiến khoảng 400 tỷ đồng, Dabaco có thể điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2025 khi kết quả 6 tháng khả quan.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.