Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 0:24 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Cứu sống 2 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

Thứ Năm 19/12/2024 , 20:32 (GMT+7)

Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: BVH.

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: BVH.

Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa điều trị thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Theo đó, ca ghép thứ ba là cháu Hồ Ánh D. (38 tháng tuổi, đến từ Quảng Trị). Trẻ được phát hiện bệnh alpha-thalassemia trong 1 năm trở lại đây, và phải nhập viện truyền máu hằng tháng.

Sau khi xét nghiệm HLA, cháu được xác nhận phù hợp hoàn toàn với anh ruột 8 tuổi. Cháu bé được tiến hành ghép tủy vào ngày 12/11/2024. Sau ghép, tiểu cầu phục hồi vào ngày thứ 10, bạch cầu hạt phục hồi vào ngày thứ 19.

Ca ghép thứ tư là cháu Đặng Mai Anh T. (10 tuổi, đến từ Đà Nẵng). Cháu được chẩn đoán mắc bệnh alpha-thalassemia từ lúc 20 ngày tuổi.

Các bệnh nhi đã phục hồi sức khỏe trở lại sau các ca ghép tủy đồng loại. Ảnh: BVH.

Các bệnh nhi đã phục hồi sức khỏe trở lại sau các ca ghép tủy đồng loại. Ảnh: BVH.

Cháu phải vào viện truyền máu hằng tháng. Sau khi kiểm tra HLA, cháu cũng phù hợp hoàn toàn với anh ruột 15 tuổi và được tiến hành ghép tủy đồng loại vào ngày 27/11/2024.

Quá trình ghép diễn ra thành công, mặc dù cháu gặp biến chứng sốt giảm bạch cầu hạt nhẹ nhưng nhanh chóng hồi phục. Tiểu cầu phục hồi vào ngày 21 và bạch cầu hạt phục hồi vào ngày 19.

Bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, ứ sắt trong cơ thể, gây tích tụ sắt lên các tạng cở thể, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu.

Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, và ung thư tái phát.

Đối với việc ghép tế bào gốc đồng loại, việc tìm HLA phù hợp là một vấn đề khó khăn. Vì thế, để cho quá trình ghép tủy được diễn ra liên tục và giúp được nhiều cho các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành làm xét nghiệm HLA miễn phí cho các bệnh nhân và gia đình để tỉm ra người hiến tủy phù hợp.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc. Ảnh: BVH.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc. Ảnh: BVH.

Cùng thời gian, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tủy tự thân cho bệnh nhân bị bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Đó là cháu Nguyễn Phước Quỳnh M. (4,5 tuổi, đến từ Tiền Giang).

Với kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân giúp kéo dài thời gian sống cho các trẻ bị bệnh lý u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, cho đến thời điểm này, Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế duy nhất trong cả nước có đầy đủ đa mô thức trong điều trị bệnh lý u nguyên bào thần kinh: hóa chất, phẫu thuật, ghép tủy và xạ trị.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Thân phận gái nghèo chọn chồng cùng cảnh ngộ

Thân phận gái nghèo luôn mang nhiều mặc cảm và âu lo thường ngày, cho nên khi bước vào hôn nhân cũng có những dằn vặt xót xa ít ai đồng cảm.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.