| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa

Thứ Hai 28/12/2020 , 10:05 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa là một trong những giải pháp giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất.

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang triển khai Dự án Khuyến nông Trung ương “Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”. Dự án hỗ trợ đầu tư 50% giá trị của 2 bộ thiết bị máy cấy (gồm máy gieo hạt, máy cấy và hệ thống khay) cho nhóm hộ nông dân làm dịch vụ tại huyện Châu Phú và thực hiện mô hình trình diễn ứng dụng mạ khay để cấy lúa bằng máy với tổng diện tích 100ha tại 3 huyện: Châu Thành và Thoại Sơn, Tri Tôn trình diễn vụ Thu Đông 2020 và Đông Xuân 2020-2021.

Nông dân tham gia mô hình trình diễn cấy máy được hỗ trợ 50% lượng giống gieo sạ, tương ứng 25kg giống/ha, giống lúa DS1, Jasmine 85, cấp giống xác nhận. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật đến hộ nông dân. Việc ứng dụng cấy lúa bằng máy có mật độ chuẩn, theo hàng dễ kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh, ít sử dụng thuốc BVTV.   

Cuối vụ thu đông 2020 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang cùng Trạm Khuyến nông Châu Thành đã tổ chức hội thảo đánh giá lại kết quả thực hiện để rút ra kinh nghiệm thực tế để tiếp tục triển khai cho năm tiếp theo.

Tại hội thảo đại biểu đã được tham quan thực tế tại ruộng của hộ nông dân Dương Chí Hiếu và Trần Chí Sơn. Đông đảo người tham dự đánh giá cao mô hình và tâm đắc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng. Nông dân Huỳnh Bá Phước, ấp Vĩnh Phú, Vĩnh An, Châu Thành có kinh nghiệm làm giống 10 năm tâm sự: Cấy bằng máy tôi rất thích, do hiện nay lao động nông nghiệp tại địa phương không nhiều, giá nhân công tăng. Việc cấy máy phù hợp cho sản xuất, đặc biệt là làm giống.

Thực tế cho thấy ruộng áp dụng cấy máy mang lại hiệu quả cao hơn so với gieo mạ và cấy bằng phương pháp thủ công. Nhờ cấy máy nông dân có lợi nhuận cao hơn từ 10 - 12% so với phương pháp cấy thủ công.

Ngoài ra, nông dân còn an tâm đầu ra cho sản phẩm do được ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Áp dụng cấy máy, anh Trần Chí Sơn tại xã Vĩnh Bình, Châu Thành thực hiện vụ thu đông vừa qua cho biết: Tôi áp dụng cấy máy 10ha, thấy lúa bén rễ nhanh, nở bụi nhiều và đặt biệt là dễ chăm sóc. Năng suất lúa cao hơn so với phương pháp cấy thông thường, lợi nhuận cũng cao hơn và rút ngắn thời gian lúa trên đồng.

Tại mô hình cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn, vì vậy công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá khá cao Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại mô hình cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn, vì vậy công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá khá cao Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong sản xuất lúa giống, áp dụng cấy máy còn giúp hộ dân dễ dàng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như nông dân Lê Văn Phương, xã An Bình, huyện Thoại Sơn cấy máy với diện tích 50ha, sử dụng giống Jamine 85 trong vụ vừa qua. Anh Sơn chia sẻ: Tôi rất thích cấy bằng máy bởi lúa đều và thẳng hàng, dễ chăm sóc hơn so với cách cấy thủ công. Cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn. Doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá 7.800đ/kg, lợi nhuận thu được 22 - 25 triệu đồng/ha, cao hơn so với cấy thông thường. 

Anh Dương Chí Hiếu, ấp Vĩnh Thọ, Vĩnh Bình, Châu Thành bộc bạch: Chi phí cấy máy mỗi hécta khoảng 4,3 triệu đồng, trong khi cấy theo phương pháp truyền thống từ 5 - 5,3 triệu, có lúc nhân công cấy tập trung không đủ số lượng. Qua đó, mỗi ha cấy máy người nông dân giảm chi phí từ 700 ngàn - 1 triệu đồng/ha so với phương pháp cấy thủ công và cấy máy cho năng suất cao, sản phẩm đẹp, dễ dàng được công ty bao tiêu với giá cao.

Năm 2021 dự án máy cấy sẽ tiếp hỗ trợ 50% lượng giống làm mô hình cũng như hỗ trợ đầu tư máy cấy cho các hộ nông dân có nhu cầu áp dụng trên ruộng lúa của mình hoặc làm dịch vụ kinh doanh.

  • Tags:
Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất