| Hotline: 0983.970.780

Máy cấy điện ắc quy, năng suất đạt 3 sào/giờ

Thứ Ba 14/07/2020 , 09:45 (GMT+7)

Công ty TNHH Đầu tư & phát triển VINA GREEN Thanh Hóa vừa tổ chức hội thảo đầu bờ về "Ứng dụng máy cấy điện ắc quy" tại huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

Cấy lúa bằng máy nhiều tiện ích.

Cấy lúa bằng máy nhiều tiện ích.

Đồng thời đưa vào SX giống lúa TBJ03 chất lượng cao trên chân đất vàn trũng. Ngay sau hội thảo đầu bờ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung đã phối hợp với địa phương thực hành ứng dụng máy cấy trên diện tích 2,5 ha đất vàn trũng tại xã Yến Sơn.

Kết quả, mật độ từ 10 - 14 khay mạ/sào, mỗi khóm từ 1-2 dảnh, hàng cách hàng 22 cm, cây cách cây  10 - 12 cm (tương đương 40 khóm lúa/m2); sau 1 giờ máy cấy được 1.500 m2 lúa, tương đương 3 sào Trung bộ (500 m2).

Ưu điểm của loại máy cấy điện ắc quy trọng lượng nhẹ (54 kg), cấy được trên chân ruộng lầy thụt (máy trọng lượng nặng không hoạt động được), giảm thời gian, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, giải quyết tình trạng bỏ ruộng, tăng hiệu quả giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.

Vụ thu mùa này, các xã Yến Sơn, Hà Tiến, Yên Dương, Hoạt Giang và Hà Vinh (huyện Hà Trung) đưa vào sản xuất 42 ha lúa TBJ03 trên đất vàn trũng (lầy thụt). Lúa sản xuất được cả hai vụ chiêm xuân và thu mùa, năng suất khá.

Đặc điểm là hạt gạo trắng thơm dẻo ngon, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ lúa gạo thương hiệu Việt Nam.

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung, cấy lúa truyền thống (cấy bằng tay, 1 sào trung bình hết 8 giờ) khá phổ biến ở các xã, thị trấn hiện nay.

Nhằm mở rộng diện tích cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp thích hợp với đặc điểm đồng ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, các xã Hà Sơn, Hà Tiến, Hoạt Giang tiếp tục sử dụng loại máy cấy có động cơ nhãn hiệu KUBOTA do Nhật Bản chế tạo để sản xuất 150 ha lúa trên đất vàn cao; xã Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương sử dụng loại máy cấy không động cơ (do tỉnh Thái Bình chế tạo) để sản xuất 30 ha trên đất vàn trũng; xã Yến Sơn lần đầu tiên đưa vào sử dụng loại máy cấy bằng bình điện ắc quy 12 von (do Công ty TNHH Đầu tư & phát triển VINA GREEN Thanh Hóa chế tạo) để sản xuất 2,5 ha trên đất vàn trũng…

Sau mô hình này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có kế hoạch, biện pháp ứng dụng máy cấy điện ắc quy và tăng cường các loại máy cấy lúa đang được sử dụng hiệu quả ở các địa phương, góp phần nâng cao giá trị...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.