| Hotline: 0983.970.780

Giữ nguồn gen cây bản địa

Chuyện rau sắng, bò khai, khoai tầng vàng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn

Thứ Hai 28/04/2025 , 10:57 (GMT+7)

Hễ nhắc đến rau sắng, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Hương, xã Hương Sơn (Hà Nội), tuy nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) lại có quần thể cây rất lớn.

Từng thu được 7 tấn quả sắng chín vào năm 2005

Tôi lại nhớ một mùa hè cách đây chừng 20 năm, ông Trần Đăng Lâu - Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Sơn hồi ấy, đã chiêu đãi nồi canh rau sắng ngọt bùi, mát lịm như xua tan cả cái nóng bên ngoài.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn có khoảng 300 loài cây có thể làm rau, trong đó quý hơn cả là rau sắng - một loại cây thân gỗ khi trưởng thành cao đến cả chục mét. Bởi vị ngọt nên rau sắng còn được gọi là rau mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế…

Thu hái quả rau sắng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thu hái quả rau sắng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Có hai loại sắng nếp và sắng tẻ, trong đó sắng nếp ăn ngon hơn hẳn so với sắng tẻ. Cùng là sắng nếp nhưng cây mọc ở bìa rừng (nơi nhận được nhiều ánh nắng) có nhiều mầm hơn, ăn ngon, bùi và giòn hơn cây mọc ở sâu trong rừng. Ngoài búp lá, hoa rồi quả non, quả chín của cây rau sắng đều có thể chế biến thành những món ngon.

Vườn quốc gia Xuân Sơn từng thu được 7 tấn quả sắng chín vào năm 2005 và có mô hình nhân giống  rồi phát cho dân trồng để bảo tồn nhưng đến nay vẫn chưa thành vùng hàng hóa, phần bởi tỷ lệ cây sống khá thấp, phần bởi chưa xây dựng được thương hiệu nên giá bán rau không cao, chỉ khoảng 50.000 đồng/kg. Trong khi ấy giá rau sắng ở Hà Nội vẫn mấy trăm ngàn đồng/kg mà nhiều khi còn không có để mua.

Chị Hà Thị Yến - Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho biết xã nằm hoàn toàn trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn và hiện có 11 homestay với 74 phòng nghỉ. Mỗi năm có hơn 20.000 du khách đến với Xuân Sơn nên địa phương rất muốn có những sản phẩm đặc sản như rau sắng, rau bò khai, chè shan tuyết, khoai tầng vàng… để phục vụ họ. Tuy nhiên diện tích trồng vẫn còn khiêm tốn.

Tương lai khả quan của rau bò khai

Còn chị Trần Thị Huệ - Trưởng xóm Lấp thì tin tưởng rằng trồng rau bò khai sẽ là một hướng đi khả quan cho đồng bào mình, bởi tỷ lệ sống cao, tốc độ phát triển nhanh và giá bán khá. Hiện xóm có khoảng 4 ha rau bò khai trong đó nhà chị Huệ 1 ha, nhà ông Trần Văn Lục gần 2 ha. Tuy nhiên chưa liên kết thành tổ nhóm hay hợp tác xã gì cả.

Chị Trần Thị Huệ - Trưởng xóm Lấp bên vườn rau bò khai của nhà mình. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Trần Thị Huệ - Trưởng xóm Lấp bên vườn rau bò khai của nhà mình. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chỉ dùng phân chuồng ủ hoai mục và không dùng đến thuốc trừ sâu nên rau bò khai là một sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đúng nghĩa dù chưa hề có chứng nhận. Mùa rau bắt đầu từ tháng ba đến tháng tám âm lịch. Đợt thu hoạch đầu tiên của năm 2025 chị Huệ hái được hơn 50kg, đem bán cho khách du lịch với 50.000 đồng/kg, còn bán cho các nhà hàng, homestay với giá 30.000-35.000 đồng/kg.

“Để mở rộng diện tích trồng bò khai thì phải có đất ẩm. Vừa rồi nhà tôi phải đầu tư hệ thống ống nước trị giá hơn 10 triệu đồng để dẫn nước từ suối Hón Tắng về tưới nên cây mới cho năng suất, nhờ đó thu nhập được khoảng 20 triệu đồng/năm.

So với các loại cây trồng khác ở đây thì bò khai đang cho thu nhập cao nhất. Tuy nhiên nhiều hộ còn nghèo, đa số đàn ông đi phụ hồ, chỉ còn lại toàn phụ nữ lao động nên họ không có điều kiện mua dây dẫn nước về vườn.

Nếu có thể tận dụng những thửa ruộng cấy lúa bị thiếu nước để chuyển sang trồng bò khai, che phủ bằng lưới đen rồi có hệ thống dẫn nước từ trên núi về thì chắc sẽ thành công”, chị Huệ nhận định.

Một góc vườn rau bò khai rộng 1 ha của chị Trần Thị Huệ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một góc vườn rau bò khai rộng 1 ha của chị Trần Thị Huệ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cạnh vườn của chị Huệ là khu vườn nhỏ của bà Hà Thị Sơn. Ngoài chè shan tuyết bà còn trồng một vạt rau bò khai và mấy luống khoai tầng vàng.

Thứ khoai có ngoại hình giống với khoai sọ này đã gây nhung nhớ cho nhiều du khách khi được thưởng thức bởi độ dẻo, thơm rất đặc biệt.

Khoai tầng vàng, đặc sản của Tân Sơn nhưng sản lượng rất ít. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khoai tầng vàng, đặc sản của Tân Sơn nhưng sản lượng rất ít. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giống được người Dao, người Mường vùng cao giữ gìn từ bao đời, gần đây lại có một số đề tài, mô hình phục tráng, thúc đẩy sản xuất nhưng tiếc thay vẫn chưa thành vùng hàng hóa bởi diện tích trồng còn nhỏ lẻ, manh mún.

Như nhà bà Sơn, mỗi vụ chỉ thu hoạch được 50-60kg khoai tầng vàng, bán với giá 15.000 đồng/kg, 10-20kg rau bò khai, bán với giá 30.000 đồng/kg nên thu nhập không nhiều.

Rau bò khai trong tiếng Mường gọi là tắc én. Đặc điểm nổi bật của rau bò khai là mùi khai đặc trưng do chứa một loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Theo đông y, rau bò khai có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.