| Hotline: 0983.970.780

Chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản khi ngư dân còn phụ thuộc đầu nậu

Thứ Bảy 04/01/2025 , 05:55 (GMT+7)

‘Khi nào giải quyết được việc bà con đi khai thác trên biển chủ động được kinh phí, không phụ thuộc vào nậu vựa thì mới có thể làm chợ đấu giá được’.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 3/1, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã trao đổi về một số kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trước đó trong hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN-PTNT diễn ra ngày 27/12 tại Hà Nội (Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo tại hội nghị này).

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản trao đổi về một số kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản trao đổi về một số kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ nhất, về kiến nghị xây dựng chợ đấu giá thủy sản để bán được giá tốt nhất cho ngư dân và tập trung được dữ liệu truy xuất nguồn gốc, lãnh đạo Cục Thủy sản cho hay, việc này hiện nay vẫn còn có những vướng mắc.

Cục trưởng Trần Đình Luân cho biết, hiện nay các đầu nậu đưa tiền cho tàu cá đi khai thác thủy sản và khi về họ thu mua.

"Khi nào giải quyết được việc bà con đi khai thác trên biển mà chủ động được kinh phí, tiền, không phụ thuộc vào nậu vựa nào đó thì mới có thể làm chợ đấu giá được. Còn hiện nay chưa thể xây dựng chợ đấu giá được, chưa kể còn nhiều vấn đề khác. Câu chuyện này chúng ta đã biết và phải gỡ từ từ”, ông Luân chia sẻ.

Thứ hai, về kiến nghị soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi), ông Luân nhấn mạnh: “Chúng ta phải đưa ra 3 vùng, vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi là để cơ cấu số lượng tàu thuyền với nguồn lợi của các vùng này sao cho phù hợp, điều này hoàn toàn có khoa học.

Nếu bây giờ bỏ 3 vùng này thì toàn bộ tàu lưới kéo đang ở vùng khơi mà vào kéo trong vùng bờ thì nguồn lợi thủy sản sẽ không còn gì cả. Người ta đã nghiên cứu các tàu lưới kéo nếu vào vùng ven bờ khai thác thì chỉ có phá hoại. Việc quy định 3 vùng khai thác như vậy là rất khoa học", ông Luân khẳng định.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, việc quy định 3 vùng khai thác, gồm vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi là rất khoa học. Ảnh: HT.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, việc quy định 3 vùng khai thác, gồm vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi là rất khoa học. Ảnh: HT.

Thứ ba, về kiến nghị soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài, ông Luân nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo cảng cá và các chi cục thủy sản làm theo đúng nhiệm vụ chức năng, không phát sinh các thủ tục hành chính. Hiện nay đã gỡ được việc này.

"Kiểm tra kích thước khai thác cá là việc của cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra ở trên biển, ví dụ như lực lượng kiểm ngư… Đây không phải việc của cảng cá và chi cục thủy sản", ông Luân cho hay. 

Ông Luân nói thêm: “Chúng ta đã có công điện của Thủ tướng Chính phủ và đã giải quyết được vấn đề này. Hiện nay đã làm đúng, đủ theo thủ tục hành chính và các cảng cá và chi cục thủy sản đang làm”.

Thứ tư, đối với kiến nghị xem xét khơi thông xuất khẩu con ruốc (không cần giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác) sang thị trường EU, Cục trưởng Trần Đình Luân cho biết, thời gian tới, Cục Thủy sản sẽ có văn bản gửi sang châu Âu giải thích đây là nghề truyền thống, nghề khai thác ven bờ để họ đưa con ruốc ra khỏi danh mục phải làm giấy xác nhận truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, một mặt hiện nay chúng ta vẫn cần phải tuân thủ các quy định.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất