| Hotline: 0983.970.780

Cho tằm ăn bèo hoa dâu

Chủ Nhật 20/04/2025 , 15:00 (GMT+7)

Chúng tôi thử nghiệm các công thức trộn từ 5-30% bột bèo hoa dâu trên tổng lượng thức ăn cho tằm và thấy tỷ lệ 20% là đạt hiệu quả nhất.

TS Phạm Gia Minh bên ruộng bèo hoa dâu. Ảnh: DDT.

TS Phạm Gia Minh bên ruộng bèo hoa dâu. Ảnh: DDT.

Có chút khả quan

Th.S Nguyễn Thúy Hạnh, Bộ môn kỹ thuật nuôi và nhân giống tằm, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương vừa giơ cho tôi xem lọ bột bèo hoa dâu khô vừa giới thiệu như vậy. Nhẹ nhàng cầm vài con tằm dâu trên tay chị cho biết thêm chúng có đặc tính chỉ ăn lá dâu tươi, còn tất cả các loại lá khác cho vào sẽ không ăn.

Bởi thế mà chị Hạnh và các đồng nghiệp phải chế biến bèo hoa dâu dưới dạng bột khô (khoảng 10 kg bèo mới cho ra được 1 kg bột-PV) pha với nước rồi trộn vào lá dâu để dụ cho chúng ăn. Thử nghiệm được tiến hành trên hai lứa tằm lưỡng hệ và đa hệ vào năm 2024. Kết quả sơ bộ thấy có chút khả quan như ăn bèo hoa dâu giúp tăng trọng lượng tằm, trọng lượng kén, cải thiện chất lượng tơ nhưng để khẳng định thì cần phải thử nghiệm thêm nhiều lứa nữa.

Còn TS Lê Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương thông tin kết quả nuôi tằm phụ thuộc vào lá dâu, mà chất lượng lá dâu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi trồng nên thường không đồng đều. Do vậy, việc nghiên cứu các thức ăn bổ sung để ổn định và tăng năng suất tằm cũng như cải thiện chất lượng kén là một hướng đi mới. Thời gian gần đây Trung tâm đã bắt đầu nghiên cứu về thức ăn bổ sung cho tằm mà chủ yếu là bổ sung đường glucose vào lá dâu và đã có những kết quả bước đầu.

Th.S Nguyễn Thúy Hạnh và TS Lê Hồng Vân bên lọ bèo hoa dâu được chế thành bột. Ảnh: Dương Đình Tường.

Th.S Nguyễn Thúy Hạnh và TS Lê Hồng Vân bên lọ bèo hoa dâu được chế thành bột. Ảnh: Dương Đình Tường.

Năm 2024, TS Phạm Gia Minh, chuyên gia về bèo hoa dâu có đến thăm Trung tâm và giới thiệu một số nước đã ứng dụng cho tằm ăn bèo hoa dâu, giúp tăng năng suất, chất lượng kén nên đơn vị quyết định thử nghiệm trên quy mô nhỏ.

Bèo hoa dâu được chính TS Phạm Gia Minh cung cấp cho Trung tâm dưới dạng tươi, tuy nhiên do chưa được nuôi trồng theo quy chuẩn nên còn lẫn các tạp chất như trứng ốc, ốc...khiến khâu xử lý trước khi đem vào chế biến khá vất vả. Ở giai đoạn tiếp theo Trung tâm đề xuất đề tài với nội dung nghiên cứu bài bản hơn, khảo sát sâu hơn về vấn đề này. Để ứng dụng bèo hoa dâu vào làm thức ăn chăn nuôi cho nhiều loại đối tượng khác nhau theo ông Vân phải chuyển từ dạng tươi sang dạng bột hoặc dạng khô…

Học theo Ấn Độ

Theo TS Phạm Gia Minh bèo hoa dâu giàu protein, axit amin và khoáng chất nên từ lâu đã được người dân Việt Nam bổ sung vào thức ăn gia súc nhưng với con tằm thì chưa nên ông đã tò mò tìm hiểu về vấn đề này trên thế giới. May mắn là có một cơ sở nghiên cứu nông nghiệp của Ấn Độ đã thử nghiệm bổ sung bèo hoa dâu vào khẩu phần ăn cho tằm năm 2019 đạt kết quả khả quan. Chiều dài, trọng lượng ấu trùng, trọng lượng, chiều dài kén, chiều dài sợi tơ...đều tăng khi ăn thêm bèo hoa dâu. Ngoài ra khả năng chống lại bệnh của chúng cũng tốt hơn nhờ có sự cải thiện đáng kể ở số lượng tế bào máu ở giai đoạn V so với đối chứng.

Bột bèo được hòa với nước rồi phun vào lá dâu cho tằm ăn. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bột bèo được hòa với nước rồi phun vào lá dâu cho tằm ăn. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông đã chia sẻ những thông tin này với TS Lê Hồng Vân và được chấp nhận cho tiến hành thử nghiệm. Ban đầu họ phải mày mò vì chưa biết cách chế biến bèo và trộn với lá dâu ra sao nên đã thử theo cách mô tả sơ sài trên bài báo khoa học của Ấn Độ. Nếu việc bổ sung bèo hoa dâu vào chế độ ăn của tằm tơ sau này thành phổ biến thì cần nuôi bèo trong môi trường được quản lý chặt chẽ để đảm bảo độ sạch và an toàn thực phẩm cho con tằm vốn rất ưa sạch và nhạy cảm.

Điều này là khả thi khi bèo hoa dâu hiện nay còn được canh tác để sản xuất thuốc cho người. Về phương pháp chế biến, có thể dùng công nghệ bọt khí thủy động lực - cavitation của Nga để thu các axit amin thiết yếu từ protein trong bèo hoa dâu. Quá trình chuyển giao công nghệ và thiết bị cho nhóm nghiên cứu đang được tiến hành. Công nghệ mới này hứa hẹn sẽ mở ra những khả năng mới trong ngành thức ăn chăn nuôi với chi phí thấp.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.