| Hotline: 0983.970.780

Chiết xuất thành công tinh dầu tỏi thành dạng viên nang

Thứ Sáu 19/02/2016 , 10:22 (GMT+7)

Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Ngoài một số công dụng chung của tỏi như thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu đờm... củ tỏi ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn có tác dụng chống lại tiến trình phát triển của một số loại ung thư.

Với mong muốn khai thác tối đa công dụng của tỏi trong chế biến dược phẩm, mỹ phẩm, tiến sỹ Võ Thị Việt Dung, giảng viên Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), đã thực hiện thành công đề tài “Tối ưu hóa hiệu suất chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.”

Đề tài này của tiến sỹ Võ Thị Việt Dung đã được tuyên dương tại Festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 8 năm 2015.

Với phương pháp của tiến sỹ Võ Thị Việt Dung, tỏi được bóc sạch vỏ, xay nhuyễn. Với nồi chưng và hệ thống làm lạnh, tiến sỹ Dung sử dụng phương pháp chiết xuất truyền thống để tách tinh dầu tỏi. Tỏi được ngâm trong dung dịch NaCl sau đó thực hiện chưng cất đến khi thu được tinh dầu.


Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu tỏi. (Nguồn: quangngai.gov.vn)
 

Tiến sỹ Võ Thị Việt Dung cho biết: "Tôi biết là một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, nhưng độ chính xác chưa được cao. Tôi chọn cách sử dụng quy hoạch hóa thực nghiệm, từ đó xây dựng được quy trình sản xuất tinh dầu tỏi đạt hiệu suất thu tinh dầu cao nhất, rút ngắn thời gian và chi phí sản xuất. Phương pháp này dễ thực hiện, rẻ tiền và thuận lợi, phù hợp với gia đình và hộ kinh doanh nhỏ. Việc chuyển giao công nghệ cho nông dân cũng không khó."

Năm 2012, giảng viên Võ Thị Việt Dung hoàn thành luận án tiến sỹ khi mới 29 tuổi. Trong một lần đến đảo Lý Sơn, thấy người dân thu hoạch tỏi xong, bán không hết lại phải mang về nhà phơi cất, tiến sỹ Dung đã suy nghĩ nếu người dân bảo quản sơ sài thì tỏi sẽ bị giảm chất lượng và biến đổi thành phần. Vì thế, tiến sỹ Dung ấp ủ ý tưởng rất đơn giản là chiết xuất tỏi để lấy tinh dầu.

Khi chiết xuất tinh dầu rồi, tiến sỹ Dung nhận thấy do mùi nên một số người không sử dụng được trực tiếp dưới dạng tinh dầu tỏi, hoặc cần sử dụng một lượng lớn cho phòng chữa bệnh thì tinh dầu dưới dạng viên nang sẽ phù hợp hơn. Vì vậy, tiến sỹ Dung đã quyết định chế tinh dầu tỏi thành dạng viên nang.

Bằng niềm say mê, nỗ lực nghiên cứu khoa học, sau hai năm ấp ủ, nghiên cứu, đề tài chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước của tiến sỹ Võ Thị Việt Dung đã được vinh danh là một trong 36 công trình tiêu biểu tại Festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 8 năm 2015. Trước đó, công trình này cũng đã đoạt giải Nhất trong cuộc thi Sáng tạo trẻ của tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài chiết xuất tinh dầu từ tỏi Lý Sơn còn góp phần giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này.

Tiến sỹ Võ Thị Việt Dung cho biết chị đang tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao từ phòng thí nghiệm ra thực tiễn quy trình chiết xuất, nghiên cứu để chiết xuất với công nghệ hiện đại hơn; tìm các điều kiện chiết xuất để thu được lợi ích kinh tế lớn nhất từ cây tỏi cho người nông dân.

Sau thành công bước đầu của đề tài chiết xuất tinh dầu tỏi, tiến sỹ Võ Thị Việt Dung đang tìm hướng hợp tác với các công ty mỹ phẩm, dược phẩm để công trình nhanh chóng được ứng dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây tỏi Lý Sơn.

Vietnam+

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.