| Hotline: 0983.970.780

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

Thứ Sáu 21/03/2025 , 08:34 (GMT+7)

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Giữa tháng 5/2024, trên địa bàn Quảng Ninh bắt đầu xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại TP. Móng Cái. Sau đó, dịch xảy ra tại 500 hộ ở 87 thôn, khu của 32 xã, phường trên địa bàn 9 địa phương, bao gồm: Móng Cái, Đầm Hà, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Uông Bí, Bình Liêu, Hạ Long với tổng số lợn chết, tiêu hủy là 3.661 con, tổng trọng lượng trên 160 tấn.

Phun thuốc khử trùng tiêu độc tại hộ chăn nuôi phát hiện dịch tả lợn Châu Phi, xã Yên Đức (TP. Đông Triều). Ảnh: Vũ Cường.

Phun thuốc khử trùng tiêu độc tại hộ chăn nuôi phát hiện dịch tả lợn Châu Phi, xã Yên Đức (TP. Đông Triều). Ảnh: Vũ Cường.

Đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, Quảng Ninh là một trong những tỉnh, thành phố có dịch bệnh trầm trọng và dai dẳng nhất, hầu hết các ổ dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trong những đàn lợn chưa được tiêm phòng vacxin ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Qua kết quả giám sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, tỷ lệ lưu hành virus dịch tả lợn Châu Phi trong môi trường chiếm khoảng 3%, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ bùng phát dịch bệnh trên đàn lợn.

Những đàn lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%, virus dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và các sản phẩm thịt lợn. Đặc biệt, sản xuất và chăn nuôi tại Quảng Ninh mới đáp ứng được 40% tiêu thụ nội tỉnh, phần lớn là nhập từ các địa phương lân cận, vì vậy nguy cơ lây lan dịch luôn ở mức cao.

Cùng với biến động bất lợi về giá cả vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tác động tiêu cực, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu tháng 3/2025, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch.

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm việc công bố dịch và tổ chức phòng, chống dịch theo đúng quy định tại các địa phương có dịch, tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Ông Cường nêu rõ, các địa phương phải chấn chỉnh chính quyền cấp xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

"Huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường", ông Nghiêm Xuân Cường nhấn mạnh.

Cán bộ thú y phun khử trùng phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại chốt kiểm soát Cầu Vàng (Quốc lộ 18A), tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Vũ Cường. 

Cán bộ thú y phun khử trùng phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại chốt kiểm soát Cầu Vàng (Quốc lộ 18A), tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Vũ Cường. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu lực lượng tham gia chống dịch áp dụng nghiêm các biện pháp bảo hộ cá nhân, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc để không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, tiêu hủy lợn bệnh, có biện pháp xử lý không để các hố chôn lợn bệnh làm phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi và vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn như bệnh lở mồm long móng, tai xanh,...

Đối với lực lượng thú ý, phải hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Yêu cầu và có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh phải thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, có giám sát của cán bộ thú y.

Tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn theo đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới (đối với các tỉnh giáp biên giới) không để lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu vào địa bàn tỉnh.

Các địa phương cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến người chăn nuôi về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vacxin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.

"Yêu cầu các địa phương thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường chỉ đạo.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.