| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi lan nhanh, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ chỉ đạo khẩn

Thứ Tư 23/07/2025 , 16:11 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 52/148 xã, phường của tỉnh Phú Thọ, tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 228 tấn.

Dịch tả lợn Châu Phi gây ảnh hưởng đến chăn nuôi tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Bảo Khang.

Dịch tả lợn Châu Phi gây ảnh hưởng đến chăn nuôi tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Bảo Khang.

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện nghiêm và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, từ đầu năm 2025 đến nay Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 52/148 xã, phường của tỉnh Phú Thọ.

Đến thời điểm hiện tại đã có 546 hộ dân có số lợn dính dịch tả Châu Phi, tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 228 tấn.

Để phòng, chống và kiểm soát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời, hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu các sở, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tập trung huy động lực lượng, các nguồn lực hợp pháp tại địa phương cơ sở để kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để bùng phát dịch bệnh, hạn chế phát sinh ổ dịch mới; kiên quyết xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy tại địa phương cơ sở ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.

Tăng cường công tác quản lý, tuần tra kiểm soát, giám sát việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép vào địa bàn phường, xã; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Rà soát, thống kê cụ thể tổng đàn lợn, kịp thời nắm bắt chính xác số lượng lợn tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm để có biện pháp chỉ đạo chống dịch kịp thời; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi bằng vôi và hóa chất sát trùng.

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh (chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo); phường, xã có dịch chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi về Sở Nông nghiệp và Môi trường vào 15 giờ hàng ngày để tổng hợp báo cáo theo quy định.

"Chủ tịch UBND xã, phường chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, trước pháp luật nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý", Chỉ thị nêu.

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Bảo Khang.

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Bảo Khang.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ chịu trách nhiệm hướng dẫn các phường, xã, người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay từ khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương tổ chức xử lý ổ dịch đúng qui định, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống tham gia hỗ trợ các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết, không để việc tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn; hướng dẫn triển khai quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế.

Phối hợp rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời đề xuất hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh; xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn và hướng dẫn người dân nhận biết bệnh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

“Căn cứ diễn biến dịch bệnh và các quy định về phòng chống dịch, tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi cấp tỉnh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; tổng hợp, báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn”, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nêu rõ.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất