| Hotline: 0983.970.780

Tiêu hủy hơn 5 tấn lợn bị dịch tả lợn Châu Phi

Chủ Nhật 20/07/2025 , 20:03 (GMT+7)

SƠN LA Hơn 50 con lợn bị tiêu hủy gấp do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, ông Cà Văn Tổng chủ hộ trú tại phường Chiềng Sinh mất trắng 200 triệu đồng.

Ngày 20/7, đoàn liên ngành của phường Chiềng Sinh gồm các cán bộ ở Phòng Kinh tế - Hạ tầng đô thị cùng công an, dân quân tự vệ phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp XII tiến hành tiêu hủy hơn 5 tấn lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi tại bản Muông (phường Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La) do ông Cà Văn Tổng là chủ hộ.

Nhận tin báo từ 3 ngày trước, ông Tổng báo cáo với trưởng bản khi 3 con lợn nái tự nhiên không ăn gần 2 ngày. Đến ngày thứ 3, một con chết, ông rất lo lắng vì đây là những dấu hiệu ban đầu của dịch tả lợn châu Phi.

Phường Chiềng Sinh ngay sáng hôm sau đã thành lập đoàn đến kiểm tra, lấy mẫu và tiêu hủy số lợn chết để khoanh vùng gia đình ông, phòng khả năng đây là ổ dịch thứ 3 - dịch tả lợn châu Phi ở phường.

Đến tối ngày 18/7, thông tin từ Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp XII cho biết mẫu xét nghiệm đã dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Trung tâm đã gửi thông tin đến gia đình và các lãnh đạo phường Chiềng Sinh để lên phương án dập dịch và tiến hành tiêu hủy.

Lợn chết ngày 17/7 nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi được tiểu hủy. Ảnh: Đức Bình.

Lợn chết ngày 17/7 nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi được tiểu hủy. Ảnh: Đức Bình.

Về phía gia đình, ông Tổng cũng “chuẩn bị” tinh thần cho việc phải tiêu hủy hết toàn bộ chuồng, nhưng vẫn không giấu được nỗi đau khi hơn chục con ở nhà đang chuẩn bị được xuất chuồng.

Ông nói: “Gia đình tôi chủ yếu chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, khu vực chuồng trại cũng không quây, vaccine mới chỉ tiêm chống dịch lở mồm long móng, chứ chưa tìm hiểu nhiều về vaccine tả lợn châu Phi. 8 năm qua, chưa từng có bất kỳ biến cố nào xảy ra liên quan đến dịch. Năm nay, thật sự đau xót khi đàn lợn phải tiêu hủy hết”.

Bình quân mỗi năm, gia đình ông Tổng bán ra thị trường khoảng 12 tấn. Nhưng năm nay, toàn bộ 50 con lợn với tổng khối lượng hơn 5 tấn đều bị tiêu hủy. Theo mức giá thu mua đầu vào khoảng 60.000 đồng/kg, gia đình ông đã “mất trắng” hơn 200 triệu đồng.

Lợn chết nằm la liệt trong chuồng nhà ông Tổng ngày 20/7. Ảnh: Đức Bình.

Lợn chết nằm la liệt trong chuồng nhà ông Tổng ngày 20/7. Ảnh: Đức Bình.

Ông Tổng lưỡng lự một lúc, chia sẻ với cán bộ phường, có lẽ sẽ nghỉ hết năm nay. Năm sau, mới tính vay mượn gây dựng lại từ đầu.

Đối với các cán bộ phường Chiềng Sinh, hôm nay là buổi thứ 3 tiến hành tiêu hủy diện rộng đối với dịch tả lợn châu Phi, nhìn thấy người dân lực bất tòng tâm phải tiến hành tiêu hủy, các thành viên trong đoàn cũng ngậm ngùi tiếc nuối.

Anh Cà Văn Định, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng đô thị phường Chiềng Sinh cho biết: “Sau khi nhận tin báo, phường đã thành lập đoàn liên ngành để phối hợp tiêu hủy. Đầu tiên vẫn luôn nhắc nhở bà con phải cố gắng chấp hành, không được giấu dịch hay vận chuyển xác động vật chết ra khỏi vùng, để tránh lây lan diện rộng”.

Đây hiện là ổ dịch thứ 3 trên địa bàn phường Chiềng Sinh, trước đó là 2 điểm tại xã Chiềng Ngần và xã Chiềng Cọ (theo tên địa danh cũ), đã tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn lợn.

Cán bộ trung tâm kỹ thuật nông nghiệp XII rắc vôi bột quanh lối vào của gia đình ông Tổng. Ảnh: Đức Bình.

Cán bộ trung tâm kỹ thuật nông nghiệp XII rắc vôi bột quanh lối vào của gia đình ông Tổng. Ảnh: Đức Bình.

Sau khi tiến hành tiêu hủy, cán bộ trung tâm kỹ thuật nông nghiệp rắc vôi bột quanh khu vực gia đình ông Cà Văn Tổng, phun tiêu độc khử trùng tại toàn bộ chuồng trại của gia đình. Do nguy cơ lây lan dịch vẫn rất cao, ông Định cho biết thêm sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con quanh khu vực bản nêu cao tinh thần tự giác, khai báo sớm với các cơ quan chức năng có liên quan khi xảy ra lợn chết, để tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản tỉnh, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Chi cục kịp thời tham mưu thành lập các đoàn công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các hộ dân tiến hành tiêm vaccine nhưng số lượng vẫn còn ít do tâm lý người dân chưa tin tưởng; giám sát chặt tình hình dịch bệnh, xử lý dứt điểm, hẹn chế lây lan đối với dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, đơn vị cấp 246 lít hóa chất phục vụ công tác tiêu độc khử trùng chuồng, trại cho các địa phương, chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ hộ dân bị thiệt hại.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Làm chủ cánh đồng 50 hecta bằng công nghệ hiện đại

HẢI PHÒNG Nhờ tích tụ đất và đầu tư công nghệ hiện đại, anh Nguyễn Văn Hùng ở Hải Phòng đã cơ giới hóa 100%, mở ra hướng đi mới trong sản xuất lúa.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất